Gói biện pháp gồm 15 điểm nhằm đưa Myanmar thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị
Không đề cập chi tiết, bà Retno Marsudi cho biết, gói biện pháp là một lời kêu gọi nghiêm khắc đối với chính quyền quân sự Myanmar để họ hành động theo tinh thần của Đồng thuận 5 điểm đã được ASEAN nhất trí vào tháng 4 năm ngoái.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 2022 tại Campuchia |
Ngày 12/11, tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Campuchia, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã nhất trí về một gói biện pháp gồm 15 điểm nhằm đưa Myanmar thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi lưu ý rằng việc xây dựng gói biện pháp nêu trên là kết quả của hai ngày tham vấn cấp Bộ trưởng.
Không đề cập chi tiết, bà Retno Marsudi cho biết, gói biện pháp là một lời kêu gọi nghiêm khắc đối với chính quyền quân sự Myanmar để họ hành động theo tinh thần của Đồng thuận 5 điểm đã được ASEAN nhất trí vào tháng 4 năm ngoái.
Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm việc mở rộng lệnh cấm đại diện Myanmar tham gia các cuộc họp của ASEAN.
Bên lề Hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người sẽ chính thức đảm nhận ghế Chủ tịch ASEAN 2023 từ Campuchia, bày tỏ Indonesia thất vọng trước tình hình ở Myanmar.
Theo chuyên gia Elena Fomicheva từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện phương Đông (Viện hàn lâm Khoa học Nga), việc các nhà lãnh đạo ASEAN có ý định gia tăng sức ép lên chính quyền quân sự là một kết quả đã được chờ đợi từ các cuộc thảo luận về chủ đề này.