A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”

Sở Y tế Hà Nội ban hành Công văn số 2915/SYT-NVY về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.

Trước đó, Bộ Y tế đã có chỉ đạo các địa phương thực hiện Kế hoạch số 782/KH-BYT ngày 24/6/2024 về triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 9/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011; các văn bản liên quan của Trung ương, Thành ủy, UBND TP, Ban Chỉ đạo 138/TP, Sở Y tế… về phòng, chống mua bán người.

Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” - Tin tức sự kiện - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội
Ảnh minh hoạ

Các đơn vị tổ chức quán triệt ý nghĩa, vai trò quan trọng và nội dung Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai quyết liệt, sâu rộng các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, góp phần làm giảm các nguy cơ, đẩy lùi tội phạm mua bán người.

Ngoài ra, toàn ngành tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các mạng xã hội như facebook, zalo...; xây dựng tài liệu, clip tuyên truyền nhằm truyền tải các thông điệp phòng, chống mua bán người phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Nội dung lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người với phòng, chống tội phạm, phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phối hợp với chính quyền và cơ quan công an địa phương phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm tại các cơ sở y tế, những nơi có mật độ người dân đến khám bệnh, chữa bệnh đông; đặc biệt các cơ sở y tế có khoa nhi, khoa sản, khoa ngoại, khoa huyết học và truyền máu.

Các cơ sở y tế tuyên truyền, cảnh báo người bệnh, người nhà người bệnh, người lao động, sinh viên, học viên ngành y tế đề cao cảnh giác với các đối tượng lợi dụng việc cho, tặng mô, tạng để mua bán trái phép bộ phận cơ thể người, mua bán trẻ em, phụ nữ và các trường hợp mang thai hộ trái quy định.

Các đơn vị tiếp tục phối hợp, triển khai thực hiện công tác phối hợp với cơ quan và quân đội, công an địa phượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Sở Y tế tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT ngày 26/9/2013 giữa Bộ Y tế và Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế và Quy chế phối hợp số 36/KCB-CSQLHC ngày 28/01/2019 giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.

Đồng thời, Sở tiếp tục phối hợp có hiệu quả với cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân tại địa phương trong việc hỗ trợ y tế cho nạn nhân bị mua bán ổn định về tinh thần và thể chất để hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Điều 45 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011.

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm