A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cử tri Hà Nội kiến nghị 230 nhóm nội dung

Theo Thường trực HĐND TP Hà Nội, qua tổng hợp, đã có 230 kiến nghị của cử tri được gửi đến các cơ quan chức năng. Trong đó, 46 kiến nghị gửi tới UBND TP, 180 kiến nghị riêng của từng quận, huyện, thị xã và 4 kiến nghị gửi tới cấp Trung ương.

Sáng nay (1/7), HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm (Kỳ họp thứ 17). Kỳ họp sẽ diễn ra từ ngày 1/7 - 4/7 để xem xét, thông qua 42 nội dung thuộc thẩm quyền.

Trước kỳ họp thứ 17, cử tri Thủ đô đã có ý kiến, kiến nghị về các vấn đề quan tâm đến các cơ quan chức năng của TP.

Quản lý chặt chẽ công tác phòng cháy, chữa cháy tại ngõ nhỏ

Quản lý chặt chẽ công tác phòng cháy tại chung cư mini, nhà trọ
Cử tri đề nghị UBND TP có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Ảnh minh hoạ

Theo Thường trực HĐND TP Hà Nội, qua tổng hợp, đã có 230 kiến nghị của cử tri được gửi đến các cơ quan chức năng. Trong đó, 46 kiến nghị gửi tới UBND TP, 180 kiến nghị riêng của từng quận, huyện, thị xã và 4 kiến nghị gửi tới cấp Trung ương.

Trong đó, với nhóm kiến nghị của TP tập trung vào 4 lĩnh vực gồm: Vấn đề kinh tế, ngân sách, đất đai; quy hoạch giao thông đô thị; văn hóa, xã hội và tổ chức chính quyền.

Cụ thể, trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách, cử tri quận Hai Bà Trưng và thị xã Sơn Tây kiến nghị thành phố có giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, kiểm soát giá vàng, giá lương thực, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu để việc thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 thực sự phát huy tác dụng, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Liên quan đến vấn đề đất đai, cử tri thị xã Sơn Tây cho rằng, giá nhà, đất trên địa bàn rất cao, phần lớn là các nhà đầu tư mua đầu cơ, còn người dân, công nhân lao động có nhu cầu thực tế thì không có khả năng mua được. Đề nghị UBND TP có giải pháp để ổn định thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng đầu cơ, đảm bảo giá cả nhà đất phù hợp với người lao động.

Đáng chú ý, trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cử tri quận Tây Hồ cho hay, thời gian đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ ở nhà có nhiều căn hộ cho thuê trọ (chung cư mini).

Do vậy, cử tri đề nghị UBND TP có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đặc biệt đối với loại hình chung cư mini; nhà trọ, nhà ở kết hợp kinh doanh trong ngõ nhỏ.

Tương tự cử tri huyện Mê Linh cho rằng, cần xử lý nghiêm đối với các công trình xây dựng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích trên đất khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ. Hoặc công trình có nguy cơ cháy nổ cao đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, yêu cầu khắc phục mà chậm khắc phục hoặc có dấu hiệu cố tình không khắc phục thì đề nghị TP có cơ chế tạm ngừng cấp điện, nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền…

Có hướng dẫn cụ thể về mức thu học phí từng khu vực

Quản lý chặt chẽ công tác phòng cháy tại chung cư mini, nhà trọ
Cử tri quận Hoàn Kiếm phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội

Đối với lĩnh vực tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền, cử tri đề nghị TP quan tâm, chỉ đạo thực hiện lộ trình cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và tình hình tăng giá như hiện nay. Sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, cần sớm có cơ chế đặc thù về tiền lương, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức cải thiện thu nhập.

Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, cử tri quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số cơ học trong khi số trường học công lập các cấp học chưa nhiều và đang quá tải (nhất là tại các quận nội thành) và đề nghị TP chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát quỹ đất để xây dựng thêm các trường học công lập đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô.

Cử tri phản ánh việc Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND ngày 29/3/2024 của HĐND TP chỉ quy định “mức trần” - mức tối đa áp dụng cho toàn TP Hà Nội mà không quy định mức tối thiểu và không phân chia theo khu vực đô thị, nông thôn, miền núi là rất khó khăn cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nội dung này đã được UBND TP chỉ đạo tại văn bản số 1320/UBND-KGVX ngày 04/5/2024, tuy nhiên, văn bản hướng dẫn này vẫn chung chung và phải thoả thuận, chưa phân chia theo khu vực (nội thành, ngoại thành, miền núi giống như đang áp dụng với các khoản thu học phí hiện nay) khiến cử tri, phụ huynh rất băn khoăn, lo lắng trong việc nhà trường áp dụng các mức tối đa vào năm học mới.

Cử tri đề nghị TP chỉ đạo Sở Tài chính, Sở GD&ĐT TP và các cơ quan liên quan liên quan có hướng dẫn cụ thể về cách xác định mức thu (có mức trần và mức sàn hoặc phương pháp tính cụ thể để xác định giá dịch vụ) làm cơ sở để phụ huynh và nhà trường xác định giá thoả thuận phù hợp.

HĐND TP Hà Nội cho biết, sau kỳ họp thứ 17, HĐND TP sẽ có văn bản gửi các kiến nghị tới các cơ quan chức năng để nghiên cứu, chỉ đạo giải quyết và có báo cáo bằng văn bản đối với từng nhóm kiến nghị chung, kiến nghị riêng của từng quận, huyện, thị xã gửi về theo quy định.

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm