A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Giao thông Vận tải: Ban hành 23 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Con số trên được thể hiện tại báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).

Article thumbnail
Việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm được Bộ GTVT đưa vào kế hoạch kiểm tra, giám sát. Ảnh: TQ

Báo cáo cho thấy, trong thời gian qua, Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành 23 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan tập trung triển khai thực hiện công tác PCTN, tiêu cực chủ động nhận diện từng khâu, từng vị trí việc làm có tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực để xây dựng các giải pháp phòng ngừa hiệu quả; rà soát các sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách để loại bỏ các điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực, nhất là các lĩnh vực về quản lý đầu tư, quản lý dự án, quản lý sử dụng vốn, tài sản công, tài chính công; quản lý bảo trì; đấu thầu, đấu giá, mua sắm; quản lý, sử dụng đất đai; các hoạt động dịch vụ cấp phép, thỏa thuận, cho phép…

Thành lập Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực và tội phạm của Bộ GTVT; kế hoạch thực hiện quy định về kiểm soát quyền lực, PCTN, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Chiến lược Quốc gia PCTN, tiêu cực đến năm 2030 của Bộ GTVT; Kết luận số 89-KL/BCSĐ ngày 14/3/2024 về lãnh đạo công tác kiểm tra năm 2024; kế hoạch thực hiện công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 của Bộ GTVT…

Các đơn vị trực thuộc đã ban hành trên 99 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, tiêu cực, trong đó tập trung chỉ đạo công tác giám sát, thi công xây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng do Bộ GTVT quản lý; công tác quản lý bảo trì và rà soát, xử lý các vị trí có nguy cơ mất an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ;…

Thực hiện Chiến lược Quốc gia PCTN, tiêu cực đến năm 2030 của Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Chiến lược Quốc gia PCTN, tiêu cực đến năm 2030 của Bộ GTVT.  

Bộ GTVT đã thực hiện rà soát, xử lý các quy định có sơ hở, bất cập trong lĩnh vực GTVT, qua đó đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô tô.

Đồng thời, Bộ GTVT đã thực hiện sửa đổi Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT ngày 27/1/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 6/7/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 8/10/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo kết luận kiểm tra của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.

 Nhiều thông tư thuộc ngành GTVT đã được bổ sung, sửa đổi, thay thế. Ảnh: TQ

Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã ban hành 9 nghị định do Bộ GTVT tham mưu trình (trình trong năm 2023) và Bộ trưởng đã ban hành 39 thông tư theo thẩm quyền; đã ban hành quyết định công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật về GTVT hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2024 (trong đó có 60 văn bản hết hiệu lực một phần, 15 văn bản hết hiệu lực toàn bộ).

Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch PCTN, tiêu cực năm 2024, trong đó giao các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN, tiêu cực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, các đơn vị đã triển khai lồng ghép trong các hội nghị tổng kết, cuộc họp chi bộ hàng tháng, đăng tin lên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Bộ GTVT và các đơn vị đã tổ chức hội nghị tuyên truyền cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến 29 đầu mối, đơn vị thuộc bộ, 170 điểm cầu với 2.960 cán bộ tham dự; đã tổ chức 3 hội nghị tập huấn, tuyên truyền về công tác PCTN, tiêu cực đối với 364 cán bộ tham dự.

Bộ GTVT đã tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo và PCTN, tiêu cực tại Trường Đại học GTVT TP Hồ Chí Minh, đang hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra. Đồng thời, đang thu thập thông tin để tiến hành thanh tra trách nhiệm đối với 2 đơn vị trực thuộc bộ theo kế hoạch phê duyệt năm 2024.

Thực hiện việc công khai, minh bạch các hoạt động của Bộ GTVT và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ trên phần mềm Hệ thống công khai, minh bạch (tPublic) nhằm PCTN, tiêu cực. Tính đến thời điểm báo cáo, Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc đã công khai 651 văn bản trên tPublic của Bộ GTVT.  

Ban hành Thông tư số 51/2023/TT-BGTVT ngày 31/12/2023 quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT.

6 tháng đầu năm, Bộ GTVT và các đơn vị thuộc bộ đã phối hợp với cơ quan điều tra cung cấp thông tin liên quan đến vi phạm về công tác đăng kiểm phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 4 cán bộ Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam về hành vi “tham ô tài sản”; trong công tác đăng kiểm phương tiện đã xem xét xử lý kỷ luật khiển trách 4 cán bộ, cảnh cáo 1 cán bộ, buộc thôi việc 31 cán bộ do bị khởi tố điều tra về hành vi vi phạm.

Nhìn chung, công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian qua nói chung và 6 tháng đầu năm 2024 được Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm