A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bình Định tập trung phát triển 5 trụ cột tăng trưởng

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định ưu tiên các nguồn lực để phát triển 5 trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp, du lịch, dịch vụ cảng và logistics (bao gồm cảng biển và cảng hàng không), phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản dựa trên công nghệ cao, phá

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định ưu tiên các nguồn lực để phát triển 5 trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp, du lịch, dịch vụ cảng và logistics (bao gồm cảng biển và cảng hàng không), phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản dựa trên công nghệ cao, phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định ưu tiên các nguồn lực để phát triển 5 trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp, du lịch, dịch vụ cảng và logistics (bao gồm cảng biển và cảng hàng không), phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản dựa trên công nghệ cao, phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.

Tăng trưởng kinh tế đạt nhiều tích cực

Trong năm 2022, GRDP của tỉnh tăng 8,57%, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay và cao hơn mức tăng 8,02% GDP của cả nước. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,26%, công nghiệp và xây dựng tăng 8,55%, dịch vụ tăng 12,61%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6%. GRDP bình quân đầu người đạt 70,7 triệu đồng. Thu ngân sách trên 15,6 nghìn tỷ, tăng 7,5%.

Tỉnh Bình Định định hướng đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030 bình quân từ 8,5% trở lên, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 là 204 - 213 triệu đồng/người, tương đương 7.500 - 7.900 USD… Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước…

Ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, trong năm 2022, du lịch Bình Định đã phục hồi, phát triển mạnh mẽ và được xếp vào nhóm tăng trưởng mạnh của ngành du lịch Việt Nam, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Lượng khách du lịch đến Bình Định trên 4,1 triệu lượt khách, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2021; doanh thu du lịch đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2021…

"Mục tiêu phấn đấu năm 2023 đạt 5.000.000 lượt khách, tăng 21,4% so với năm 2022, doanh thu đạt 16.400 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh Bình Định sẽ tập trung phát triển thị trường khách du lịch: tiếp tục khai thác các thị trường TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh Tây Nguyên và mở rộng thị trường các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc (Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Phú Thọ, Lào Cai; đồng bằng sông Cửu Long như: Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang... nhằm đa dạng hóa thị trường khách du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút khách quốc tế ở các thị trường gần tăng trưởng nhanh, nhất là thị trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) và Đông Nam Á", ông Thanh nói.

Bình Định tập trung phát triển 5 trụ cột tăng trưởng - Ảnh 1.

Tỉnh Bình Định ưu tiên các nguồn lực để phát triển 5 trụ cột tăng trưởng, trong đó có dịch vụ cảng và logistics. Ảnh: Dũng Nhân.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Kha, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định cho biết, điều kiện về hạ tầng giao thông của Bình Định đã được cải thiện khá tốt và mang tính tổng thể, từ hệ thống nội tỉnh cho đến các đầu mối kết nối với bên ngoài, phát triển đồng thời, đầy đủ các phương thức vận tải như đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không, hoạt động với tầng suất cao, bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, Bình Định cũng có các doanh nghiệp cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ logistics như: vận tải đường bộ, đường biển, cho thuê kho bãi, đóng gói, bưu phẩm, dịch vụ thông quan…

Đặc biệt, với các khu công nghiệp như Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa, đặc biệt là Becamex Vsip sẽ tạo ra lượng hàng hóa lớn thúc đẩy logistics của tỉnh phát triển.

Tập trung phát triển 5 lĩnh vực then chốt

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để sẵn sàng đón các nhà đầu tư, nhất là hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng diện tích 15.900 ha và hạ tầng cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.042 ha.

Đáng chú ý, Tỉnh đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Becamex VSIP Bình Định, với quy mô 1.425 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh.

"Tỉnh Bình Định tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào 5 trụ cột chính là công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa. Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, có hàm lượng trí thức cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, có sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh", Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thông tin.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết, tỉnh sẽ tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tập trung điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới đề án phát triển các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển không gian đã được phê duyệt.

“Tỉnh ưu tiên các nguồn lực để phát triển 5 trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp, du lịch, dịch vụ cảng và logistics (bao gồm cảng biển và cảng hàng không), phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản dựa trên công nghệ cao và phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa”, ông Dũng nói.

Cùng với đó, Bình Định sẽ giải quyết có hiệu quả 3 khâu đột phá: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Bình Định; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng phát triển của tỉnh, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghệ, du lịch, công nghiệp công nghệ cao; thực hiện chính sách thu hút lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế; tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông cho vùng phía Bắc tỉnh nhằm thúc đẩy cực tăng trưởng phía Bắc tỉnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm