A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác lập quy hoạch: Vướng đâu, sửa đó

Chiều 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến ngài Om Birla, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ nhân dịp đang thực hiện chuyến thăm chính thức đến Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Luật Quy hoạch năm 2017 có cách tiếp cận, tư duy mới về quy hoạch của các cấp, ngành. Các địa phương đã nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch, tầm quan trọng, vị trí, vai trò của công tác quy hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện Luật Quy hoạch, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách trong triển khai luật. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm có hiệu lực thi hành, tính đến cuối tháng 3/2022, hầu hết các quy hoạch phải lập theo Luật Quy hoạch đều chưa được phê duyệt.

Công tác lập quy hoạch: Vướng đâu, sửa đó

Luật Quy hoạch tác động đến mọi lĩnh vực đời sống và các ngành kinh tế

Kết luận của Thường trực Chính phủ mới đây về việc thực hiện chính sách, pháp luật công tác quy hoạch từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch. Trong đó, nguyên nhân khách quan, đây là nhiệm vụ mới và khó, có nhiều quy định mới cả về nội dung và phương pháp lập, vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, nguồn lực thực hiện lập quy hoạch.

Về nguyên nhân chủ quan, việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, tư duy, nhận thức đổi mới công tác quy hoạch; công tác lãnh đạo của các cấp, ngành chưa theo kịp yêu cầu; đầu tư, nghiên cứu, nguồn lực, phương tiện, điều kiện làm việc cho công tác quy hoạch và trách nhiệm cụ thể của cơ quan liên quan cũng chưa rõ ràng.

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề đánh giá công tác lập các quy hoạch theo Luật Quy hoạch diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, làm rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đặc biệt, tập trung phân tích, làm rõ khó khăn, vướng mắc như đánh giá tính khả thi về tiến độ lập quy hoạch; nội hàm của Quy hoạch tổng thể quốc gia; mối quan hệ giữa các quy hoạch; vấn đề tích hợp quy hoạch; lựa chọn tư vấn lập quy hoạch… Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, phương thức giải quyết những tồn tại, bất cập; đồng thời nâng cao chất lượng, tiến độ lập quy hoạch trong thời gian tới.

Trước đó, với tinh thần "vướng đâu, sửa đó", tại Thông báo số 111/TB-VPCP về kết luận của Thường trực Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành đã nêu rõ. Trước mắt, cần đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nội dung Nghị quyết bao gồm việc điều chỉnh một số nội dung Luật Quy hoạch và các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành về công tác quy hoạch và cả vấn đề ưu tiên giải quyết những vướng mắc hiện hữu…

Liên quan đến tích hợp trong quy hoạch, Thường trực Chính phủ yêu cầu phân tích rõ nội hàm về tích hợp, nội dung và mức độ tích hợp của các loại quy hoạch, giữa quy hoạch cấp cao và cấp thấp; phương pháp tích hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành tích hợp vào quy hoạch để bảo đảm thống nhất, khoa học, khả thi để đề xuất điều chỉnh một số quy định Luật Quy hoạch. Cùng với đó, đề xuất điều chỉnh quy định về chi phí cho hoạt động quy hoạch trong Luật Quy hoạch, cho phép sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên và nguồn vốn xã hội hóa để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch…

Nguyễn Hòa
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm kiếm

Tìm kiếm