A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 12/7: Bộ Công Thương vào cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Diễn đàn báo chí ngày 12/7 phản ánh tình trạng Grab áp dụng thu “phụ phí nắng nóng”, và sự vào cuộc sớm của Bộ Công Thương để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Báo Lao động có bài viết “Grab bị yêu cầu giải trình vì phụ thu phí nắng nóng 5.000 đồng mỗi cuốc xe”. Theo bài báo, liên quan việc Grab phụ thu nắng nóng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã yêu cầu Grab giải trình về vấn đề này.

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 12/7: Bộ Công Thương vào cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 12/7: Bộ Công Thương vào cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cụ thể: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu Grab cung cấp danh mục, làm rõ các loại hình, mức phí và phụ phí hiện nay được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị. Bên cạnh đó, Grab cũng phải cung cấp thông tin chi tiết về căn cứ, cơ sở, tiêu chí để áp dụng, việc phân chia lợi nhuận của các loại phí và phụ phí giữa Grab và lái xe... Mọi thông tin cần được gửi về trước ngày 18/7.

Cùng về vấn đề này, Zing đưa tin “Bộ Công Thương yêu cầu Grab giải trình việc thu phụ phí nắng nóng”; Báo Tuổi trẻ có bài “Bộ Công thương yêu cầu Grab làm rõ việc thu phụ phí ‘nắng nóng’, ‘kẹt xe’”; Báo Tiền Phong có bài “Grab thu phụ phí nắng nóng, Bộ Công Thương yêu cầu giải trình”…

Cũng liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng, báo chí ra ngày hôm nay phản ánh về việc Australia chấm dứt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm định hình từ Việt Nam.

VTV đưa tin “Australia chấm dứt thuế chống bán phá giá với nhôm định hình từ Việt Nam”; Bnews của TTX cũng đưa tin “Australia chấm dứt thuế chống bán phá giá với nhôm định hình từ Việt Nam”; VietQ.vn có bài “Chấm dứt thuế chống bán phá giá với nhôm định hình từ Việt Nam”. Bài viết dẫn thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã ban hành kết luận cuối cùng cho đợt rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm định hình có xuất xứ từ Việt Nam và Malaysia. Theo đó, ADC quyết định không tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa thuộc đối tượng rà soát.

ADC cho rằng lượng sản phẩm nhôm định hình từ Malaysia và Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trên thị trường Australia trong suốt 5 năm qua và việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không tạo ra tác động đáng kể đối với ngành nhôm định hình của nước này.

Vì vậy, mặc dù chống bán phá giá có thể tiếp diễn nhưng theo ADC không có khả năng nhôm định hình nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia tiếp tục gây thiệt hại đối với ngành sản xuất của Australia. Bởi thế, biện pháp chống bán phá giá hiện đang áp dụng ở mức 1,9% đối với Việt Nam sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 27/6/2022.

Để đảm bảo lợi ích chính đáng, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm ống thép tiếp tục rà soát các hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ, đặc biệt là nguồn nguyên liệu HRS.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ; thực hiện đúng và đầy đủ yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm kiếm

Tìm kiếm