A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các Sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương xem xét, hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện tuyến.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Trần Phú Hùng phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh daklak.gov)
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Trần Phú Hùng phát biểu tại buổi làm việc với huyện M’Drắk (Ảnh: daklak.gov)

Theo đó, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có buổi làm việc với UBND huyện Ea Kar, huyện Krông Bông và huyện M’Drắk về Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Đoàn giám sát số 9 của HĐND tỉnh Đắk Lắk do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, Trần Phú Hùng làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện M’Drắk về “Đề xuất chủ trương và thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột” đoạn qua địa bàn huyện.

Dự án thành phần 2 qua địa bàn huyện M’Drắk có chiều dài gần 17 km, do Ban Quản lý Dự án 6 - Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích thu hồi đất 127 ha, trong đó đất của cá nhân, hộ gia đình gần 51,4 ha, đất của công ty lâm nghiệp 61,6 ha và đất do UBND xã Cư San quản lý 14 ha. Diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng 59,42 ha, trong đó rừng tự nhiên 5,36 ha, rừng trồng 54,06 ha.

Đoàn giám sát khảo sát thực tế triển khai Dự án thành phần 2 (Ảnh: daklak.gov)
Đoàn giám sát khảo sát thực tế triển khai Dự án thành phần 2 (Ảnh: daklak.gov)

Tuy nhiên, do địa hình hướng tuyến qua huyện M’Drắk khó khăn, phức tạp nên Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất điều chỉnh một số đoạn tuyến Dự án thành phần 2 cho phù hợp nhằm giảm thiểu chi phí xây dựng, hạn chế công tác giải phóng mặt bằng, giảm thiểu tác động đến môi trường. Do đó, dự án phải thực hiện trên diện tích 5,36 ha rừng tự nhiên do không thể bố trí đất khác.

Quá trình triển khai thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: bãi đổ thải chưa thỏa thuận được với người dân dẫn tới làm tăng chi phí, chậm tiến độ triển khai dự án; việc cấp mỏ đất để triển khai dự án chưa kịp thời; thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, xác định giá rừng, trồng rừng thay thế liên quan đến nhiều ngành, mất nhiều thời gian…

Do đó, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, Trần Phú Hùng đề nghị đề nghị UBND huyện M’Drắk tiếp tục rà soát, cập nhật những quy định, hướng dẫn mới được ban hành để dự án triển khai kịp thời.

Đồng thời, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp của huyện M’Drắk quan tâm, chỉ đạo sâu sát các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục đánh giá hiện trạng rừng, hoàn thành hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch rừng; xây dựng phương án xử lý tài sản, phương án trồng rừng thay thế…

Đoàn khảo sát làm việc về “Đề xuất chủ trương và thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1” tại huyện Krông Bông
Đoàn khảo sát làm việc về “Đề xuất chủ trương và thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1” tại huyện Krông Bông (Ảnh: daklak.gov)

Đối với huyện Krông Bông, Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 qua địa bàn có chiều dài 16,2 km, đi qua 2 xã Cư Drăm và Cư Pui. Diện tích rừng phải thu hồi, giải phóng mặt bằng hơn 75 ha, gồm 40,1 ha rừng tự nhiên và hơn 35 ha rừng trồng.

UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo các xã có dự án đi qua và các cơ quan chuyên môn, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất chuyển đổi mục đích đối với diện tích rừng thuộc diện phải chuyển đổi theo đúng quy định. Đến nay, các sở, ngành và đơn vị liên quan đã tham mưu cho UBND tỉnh quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất để triển khai dự án.

Đối với những lâm sản tận thu, UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức kiểm đếm, xác định trữ lượng và lập hồ sơ, thủ tục để thu hồi, tận thu theo quy định.

Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án đoạn qua địa bàn huyện Krông Bông còn gặp một số khó khăn, phải điều chỉnh hướng tuyến so với báo cáo tiền khả thi dẫn đến công tác kiểm tra, phúc tra hiện trạng rừng phải thực hiện lại dẫn đến việc đề nghị điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng mất nhiều thời gian; việc xây dựng phương án hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế còn chậm do sửa đổi một số quy định về trồng rừng thay thế của tỉnh.

Kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án và các vị trí có đất trồng cây lâm nghiệp, khu vực bãi đổ thải thuộc diện phải thu hồi để triển khai dự án
Kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án và các vị trí có đất trồng cây lâm nghiệp, khu vực bãi đổ thải thuộc diện phải thu hồi để triển khai dự án (Ảnh: daklak.gov)

Do đó, UBND huyện Krông Bông đã đề nghị tỉnh sớm ban hành quyết định chuyển mục đích sử dụng đất đồng bộ với chuyển mục đích sử dụng rừng để triển khai thực hiện dự án.

Ngoài ra, Đoàn giám sát yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo sâu sát các đơn vị liên quan khẩn trương, kịp thời thực hiện thủ tục, tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng rừng, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch rừng; phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án xử lý tài sản, phương án trồng rừng thay thế theo quy định.

Các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và đơn vị thi công trong đề xuất chủ trương và thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý chặt chẽ diện tích rừng trên địa bàn theo đúng quy định…

Đồng thời, Đoàn giám sát số 9 do Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Đắk Lắk Võ Đại Huế làm Phó trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với huyện Ea Kar, có 2 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 đi qua, với tổng chiều dài 13,5 km; tổng diện tích đất thu hồi 104,5 ha, hiện đã bàn giao mặt bằng được 101 ha (đạt 96% diện tích), tương ứng 9 km.

Quá trình thực hiện dự án đoạn qua địa bàn huyện còn một số khó khăn như: Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất lâm nghiệp bị người dân xâm canh, lấn chiếm; mặc dù đã tổ chức bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án với 9 km (Dự án thành phần 3) tuy nhiên trong đó có khoảng 2km vẫn phải giữ nguyên hiện trạng, không được thi công vì vướng đất lâm nghiệp và cây rừng; hiện nay các bãi đổ thải chưa có trong quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2021 – 2030…

Kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án và các vị trí có đất trồng cây lâm nghiệp thuộc diện phải thu hồi để triển khai dự án (Ảnh: daklak.gov)
Kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án và các vị trí có đất trồng cây lâm nghiệp thuộc diện phải thu hồi để triển khai dự án taị huyện Ea Kar (Ảnh: daklak.gov)

Tại buổi làm việc, UBND huyện Ea Kar kiến nghị với Đoàn giám sát về việc đề nghị UBND tỉnh cho phép UBND huyện được đổ thải vào một số vị trí là quỹ đất công, các công trình, dự án, hộ gia đình đang sử dụng đất trên địa bàn xã có địa hình trũng thấp (vị trí không thuộc quy hoạch sử dụng đất của huyện và đề nghị đưa vào quy hoạch tỉnh) để nâng cao mặt bằng, cải tạo đất sản xuất, dự trữ nguồn đất đắp phục vụ các công trình giao thông nông thôn và các công trình trên địa bàn; đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt phương án trồng rừng thay thế và chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các bước tiếp theo của Dự án.

Đoàn giám sát đề nghị huyện Ea Kar chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, kiểm kê lại diện tích đất rừng phải chuyển đổi cho đúng với thực tế hiện nay. Những diện tích rừng phải chuyển đổi liên quan đến tổ chức, huyện phải chọn phương án phù hợp nhất không để kéo dài thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm