A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hơn 5 năm tham gia giải cứu Gỗ Trường Thành, ông Mai Hữu Tín lần đầu tiên đăng ký mua cổ phiếu, số lượng 10 triệu đơn vị

CTCP Đầu tư U&I (UNIX) do ông Mai Hữu Tín làm Chủ tịch HĐQT đang sở hữu 29 triệu cổ phiếu TTF, chiếm 7,05% vốn điều lệ của công ty và là cổ đông lớn nhất.

 

Hơn 5 năm tham gia giải cứu Gỗ Trường Thành, ông Mai Hữu Tín lần đầu tiên đăng ký mua cổ phiếu, số lượng 10 triệu đơn vị

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) Mai Hữu Tín vừa đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu TTF để tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 23 /11 - 22/12, phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Trước giao dịch, ông Tín không sở hữu cổ phiếu TTF nào. Nếu giao dịch thành công, ông Tín sẽ sở hữu 10 triệu cổ phiếu, tương ứng với 2.43% vốn điều lệ của TTF.

Trên thị trường, cổ phiếu TTF giao dịch ở mức 3.780 đồng/cp. Mã này đã tăng 3 trần liên tiếp từ 16/11 - 18/11. Từ vùng đỉnh tháng 3 tới nay, cổ phiếu TTF đã giảm gần 80%.

Hơn 5 năm tham gia giải cứu Gỗ Trường Thành, ông Mai Hữu Tín lần đầu tiên đăng ký mua cổ phiếu, số lượng 10 triệu đơn vị - Ảnh 1.

Ông Mai Hữu Tín đảm nhận vai trò Tổng giám đốc của TTF từ 10/4/2017, sau đó đến ngày 10/6/2019, ông Mai Hữu Tín được bầu làm chủ tịch HĐQT công ty.

Kể từ đó đến nay, đây là lần đầu tiên ông Tín mua cổ phiếu TTF. Tuy nhiên CTCP Đầu tư U&I (UNIX) do ông Mai Hữu Tín làm Chủ tịch HĐQT đang sở hữu 29 triệu cổ phiếu, chiếm 7,05% vốn điều lệ của TTF và là cổ đông lớn nhất.

Ông Tín và UNIX tham gia vào TTF vào thời kỳ “tăm tối”nhất của doanh nghiệp, cú sốc hàng tồn và khoản phải thu vào năm 2016, cùng những hệ luỵ đã thách thức rất nhiều nhà đầu tư tham gia giải cứu, trước khi nhóm ông Tín vào cuộc.

Tại ĐHĐCĐ năm 2019, ông Tín đã tự tin khẳng định: "Chúng tôi cũng mất 2 năm để tìm ra con số lỗ khủng tại Công ty. Đến nay chúng tôi đã có câu trả lời cho cổ đông, và để có được câu trả lời này TTF đã cùng với đơn vị kiểm toán để truy được tất cả những con lỗ đã giấu rất nhiều năm".

Đến tháng 6/2020, TTF chính thức ra thông báo ông Võ Trường Thành và ông Võ Văn Diệp Tuấn đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao tài sản theo thỏa thuận khắc phục hậu quả với TTF. Như vậy, sau 3 năm ban lãnh đạo mới do ông Mai Hữu Tín đứng đầu tiếp nhận TTF, đến nay những vấn đề liên quan lùm xùm 2016 cơ bản dứt điểm.

Tại Đại hội năm 2022, ông Tín tiếp tục đưa ra kịch bản tươi sáng khi cho rằng Công ty đã qua điểm hòa vốn, từ bây giờ là giai đoạn TTF tăng trưởng. Nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ là nhiệm kỳ tăng tốc của TTF.

Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 1.516 tỷ đồng, tăng gần 40%; lãi sau thuế đạt 7,2 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát âm gần 6 tỷ đồng. Trong năm 2022, TTF đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.268,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 72,8 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, Công ty thực hiện được 68% mục tiêu lợi nhuận và chỉ 10% kế hoạch năm.

Hơn 5 năm tham gia giải cứu Gỗ Trường Thành, ông Mai Hữu Tín lần đầu tiên đăng ký mua cổ phiếu, số lượng 10 triệu đơn vị - Ảnh 2.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm