A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hải Phòng: Sau hợp nhất tăng trưởng ấn tượng, mục tiêu mới, khát vọng mới

6 tháng đầu năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Hải Phòng sau hợp nhất với tỉnh Hải Dương, cùng khung pháp lý đặc biệt từ Trung ương tạo đà bứt phá.

Cơ hội mới cho thành phố cảng biển quốc tế

Theo báo cáo của UBND TP. Hải Phòng, 6 tháng đầu năm 2025, TP. Hải Phòng sau hợp nhất đã ghi nhận mức tăng trưởng GRDP ấn tượng đạt 11,2%, vượt trung bình cả nước và tiệm cận mục tiêu năm 12,5%. Trong đó, TP. Hải Phòng (cũ) tăng trưởng 11,04%, tỉnh Hải Dương (cũ) tăng 11,59% cho thấy nền tảng phát triển kinh tế mạnh mẽ, đồng đều giữa hai đơn vị hành chính trước sáp nhập.

TP. Hải Phòng sẽ tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thu hút thêm các dự án lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, logistics và dịch vụ cảng biển

TP. Hải Phòng sẽ tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thu hút thêm các dự án lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, logistics và dịch vụ cảng biển

Các chỉ số kinh tế then chốt như IIP tăng 15,2%, xuất khẩu đạt 17,6 tỷ USD, thu hút hơn 5,2 triệu lượt du khách, tổng thu ngân sách trên 96.800 tỷ đồng, là những minh chứng rõ rệt cho đà phục hồi và tăng trưởng bền vững. Trong đó, riêng Hải Phòng (cũ) đóng góp 77.319 tỷ đồng, tăng 27,1%; còn Hải Dương (cũ) đạt trên 19.500 tỷ đồng, tăng tới 35%.

Đặc biệt, vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, với Hải Phòng (cũ) đạt hơn 107.887 tỷ đồng, tăng 18,19%; Hải Dương (cũ) đạt 31.949 tỷ đồng, tăng 21,44%. Các khu vực đầu tư nước ngoài, dân cư và tư nhân đều ghi nhận tăng trưởng hai con số cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục ổn định và hấp dẫn.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định: Sự kiện hợp nhất Hải Phòng và Hải Dương đánh dấu bước ngoặt lịch sử về thể chế và quy hoạch lãnh thổ. Với kết quả tăng trưởng vượt bậc ngay từ 6 tháng đầu năm, TP. Hải Phòng (mới) có đủ điều kiện để khẳng định vai trò trung tâm phát triển động lực vùng duyên hải Bắc Bộ.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho rằng: Việc hợp nhất không đơn thuần mang ý nghĩa địa lý, mà còn là sự tích hợp nguồn lực từ tài chính, hạ tầng, nhân lực đến năng lực quản trị

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho rằng: Việc hợp nhất không đơn thuần mang ý nghĩa địa lý, mà còn là sự tích hợp nguồn lực từ tài chính, hạ tầng, nhân lực đến năng lực quản trị

Tăng trưởng cao, ngân sách dồi dào, đầu tư mạnh mẽ, tất cả đang tạo nên một bệ phóng vững chắc để thành phố hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP giai đoạn 2026-2030 từ 14 - 14,5%/năm, vốn đầu tư đạt khoảng 2,5 triệu tỷ đồng.

Việc hợp nhất không đơn thuần mang ý nghĩa địa lý, mà còn là sự tích hợp nguồn lực từ tài chính, hạ tầng, nhân lực đến năng lực quản trị. Việc thu ngân sách nội địa tại Hải Dương tăng tới 38% cho thấy sức sống và nội lực mạnh mẽ mà “mảnh ghép” mới mang lại. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với yêu cầu cấp bách về nâng cấp hệ thống quản trị đô thị, tối ưu hóa quy hoạch liên vùng, và phối hợp hiệu quả trong điều hành ngân sách, đầu tư công.

Một trong những yếu tố then chốt giúp Hải Phòng bứt phá chính là Nghị quyết 226/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua. Đây là một “khung pháp lý đặc biệt” trao quyền tự chủ cao hơn cho Hải Phòng về đầu tư, tài chính, quy hoạch, thu hút chuyên gia, nhà khoa học và phát triển hạ tầng.

Nghị quyết này được xem là bước tiếp nối tinh thần đổi mới thể chế, tương tự các mô hình đã từng áp dụng với TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nhưng ở một cấp độ sâu hơn, tập trung cho đô thị cảng biển và trung tâm logistics.

Tận dụng cơ chế đặc thù để bứt tốc

Theo ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc Sở Tài chính TP. Hải Phòng: Nghị quyết 226 mở “khung pháp lý đặc biệt” giúp thành phố tự chủ quyết sách, rút ngắn thời gian, thu hút vốn nhanh chóng. Đơn cử, về mặt kinh tế, các chính sách đột phá, đặc biệt là việc xây dựng và vận hành khu thương mại tự do sẽ mở ra không gian phát triển kinh tế mới với mức độ tự do hóa cao, thể chế linh hoạt, ưu đãi vượt trội, từ đó thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư chiến lược, nhất là dòng vốn FDI thế hệ mới vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, logistics và đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết 226 mở “khung pháp lý đặc biệt” giúp TP. Hải Phòng tự chủ quyết sách, rút ngắn thời gian, thu hút vốn nhanh chóng

Nghị quyết 226 mở “khung pháp lý đặc biệt” giúp TP. Hải Phòng tự chủ quyết sách, rút ngắn thời gian, thu hút vốn nhanh chóng

Đây sẽ là nền tảng vững chắc để Hải Phòng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, đồng thời đóng vai trò trung tâm động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Song song với đó, các chính sách cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân quyền, phân cấp từ Trung ương cho Hải Phòng sẽ nâng cao tính chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành, từ đó rút ngắn quy trình xử lý công việc, giảm chi phí, giúp môi trường đầu tư, kinh doanh tại Hải Phòng trở nên thông thoáng, minh bạch, hiệu quả hơn, góp phần thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, phát triển lâu dài.

Các cơ chế, chính sách tại Nghị quyết mới lần này được kỳ vọng là một nền tảng thể chế vượt trội, mang tính đột phá, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển thành phố toàn diện và bền vững trong giai đoạn tới; giúp giải quyết căn cơ những “điểm nghẽn” trong cơ chế, chính sách hiện hành, đặc biệt là những lĩnh vực mang tính chất điều phối vĩ mô như đầu tư, tài chính, ngân sách, đất đai.

Do đó, Nghị quyết mới là sự kết tinh giữa tầm nhìn chiến lược, khát vọng vươn lên của thành phố và sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương. TP. Hải Phòng kỳ vọng Nghị quyết không chỉ là một công cụ thể chế đơn thuần, mà sẽ là “chìa khóa” quan trọng mở ra một giai đoạn phát triển bứt phá, bền vững, để Hải Phòng thực sự trở thành “trung tâm quốc tế, đô thị dẫn dắt, thành phố kiểu mẫu” trong tiến trình phát triển đất nước.

Tuy nhiên, “cơ chế đặc thù” không phải là một tấm vé ưu tiên tuyệt đối, mà đi kèm với kỳ vọng lớn, trách nhiệm cao. Do đó TP. Hải Phòng cần xây dựng hệ thống chính quyền chuyên nghiệp, minh bạch. Đồng thời, việc phối hợp giữa Trung ương, địa phương phải thông suốt, tránh chồng chéo, lãng phí và rủi ro pháp lý.

Thành công của TP. Hải Phòng có thể tạo mẫu cho các địa phương có vai trò động lực phát triển. Nếu được hoàn thiện, trong tương lai, mô hình này có thể nhân rộng hợp lý ở Đà Nẵng, Cần Thơ… mở ra bước ngoặt mới trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính và phát triển đô thị cảng biển hiện đại.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm