A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”

Ngày 25/10 tại Trường Đại học Điện lực Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”.

Sự kiện do Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương phối hợp với Trường Đại học Điện lực và Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức với mục đích chia sẻ, thông tin tới toàn thể cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ - các em sinh viên Đại học Điện lực Hà Nội về các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện nói riêng cũng như việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung. Qua đó, từ hành động thực tiễn được triển khai trong thời gian qua; cần làm gì để việcsử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”
Các diễn giả tham gia Diễn đàn cùng dẫn chương trình là Nhà báo Nguyên Long, Đài Tiếng nói Việt Nam

Hệ thống hành lang pháp lý

Trong thời gian qua, giá năng lượng tăng cao cùng với đó nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của thế giới trong đó có Việt Nam tiếp tục tăng cao trong bối cảnh yêu cầu của cộng đồng quốc tế là phải bảo vệ môi trường, việc khai thác và sử dụng năng lượng phải gắn với yêu cầu xanh hơn, sạch hơn theo hướng phát triển bền vững…Do vậy, cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam xác định tiết ‘kiệm năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững và cần được coi như “nguồn năng lượng đầu tiên”, là nguồn năng lượng “kinh tế nhất”, “rẻ nhất” để tăng cường nguồn cung năng lượng; góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Ông Đặng Hải Dũng – Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương cho biết: “Vấn đề an ninh năng lượng đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, Châu Âu cũng như Việt Nam bị lạm phát tăng cao, trong chính sách của Việt Nam đã có nhiều văn bản đã ban hành như: Quyết định số 79 - ngày 14/4/2006 - Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015; Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/03/2019 - Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 -2030.; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…".

Diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”
Ông Đặng Hải Dũng – Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương

"Đặc biệt, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm & hiệu quả (ban hành năm 2010), sau Luật chúng ta có một hệ thống các văn bản pháp luật như: Nghị định, Thông tư, Quyết định… liên quan đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hiện đã có trên 50 quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định các định mức tiêu hao năng lượng cho 26 loại sản phẩm là các thiết bị công nghiệp, gia dụng, phương tiện...", ông Dũng chia sẻ

Ông Nguyễn Đình Hiệp chia sẻ, Nghị định 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là văn bản pháp lý quan trọng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống ở cấp quốc gia. Đồng thời, đây là cũng dấu mốc đầu tiên để hình thành ngành công nghiệp về tiết kiệm năng lượng, sau đó chúng ta có Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các chương trình này đã cụ thể hóa tất cả các hoạt động về tiết kiệm năng lượng trên phạm vi cả nước.

Đến nay, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được ban hành hơn 10 năm, tình hình trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi trong phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi cả về cách nhìn của xã hội. “Mặc dù các văn bản pháp luật tuy nhiều nhưng chưa đồng bộ, do vậy Nghị quyết 55 yêu cầu phải sớm xây dựng chính sách đồng bộ với các chế tài cụ thể, nhằm đạt được các mục tiêu về tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045. Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045”, ông Hiệp cho biết

Trả lời câu hỏi vì sao tại các văn bản pháp luật lại qui định mức năng lượng phải tiết kiệm, ông Đặng Hải Dũng cho biết, bên cạnh việc Việt Nam đã phải nhập khẩu than cho sản xuất điện từ năm 2015, nhập khẩu điện từ Lào,Trung Quốc…bên cạnh đó tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, các quốc gia cũng đã bắt đầu yêu cầu sản phẩm được nhập khẩu vào các thị trường này phải đảm bảo các tiêu chí về môi trường, giảm CO2 trên từng sản phẩm, phải sử dụng năng lượng sạch trong quá trình sản xuất, chưa kể đến trước các vấn đề về khủng hoảng năng lượng trên thế giới, yêu cầu đặt ra cho Việt Nam là làm sao để giảm phụ thuộc của nền kinh tế vào năng lượng…để xuất khẩu được chúng ta phải tuân thủ “luật chơi” của thị trường quốc tế.

Diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”
 

TS. Dương Trung Kiên - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho rằng:"Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức dưới góc độ ở nhà trường công tác này đã được chú trọng triển khai, nhà trường có 2 cách: đối với các khoa, bộ môn xây dựng hệ thống đo đếm để các thày cô định lượng được hành vi của mình tiêu tốn năng lượng bao nhiêu, các em sinh viên cũng đã được tuyên truyền và hoạt động đó phải được duy trì. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm của mọi người trong đó có các bạn sinh viên".

Tại Trường Đại học Điện lực, công tác đào tạo và lồng ghép kiến thức về tiết kiệm năng lượng được nhà trường tập trung chủ yếu vào 3 khối đào tạo: Điện, Năng lượng và Quản lý năng lượng.

Trong quá trình đào tạo, các em được trang bị kiến thức về công nghệ mới, các cách thức để làm sao để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như trong việc sử dụng vận hành thiết bị, vật liệu nào giúp tiết kiệm điện…”, TS Kiên cho biết.

Thách thức của Việt Nam trong tiết kiệm năng lượng

Nói về vấn đề thách thức của Việt Nam trong thực thi tiết kiệm năng lượng, ông Đặng Hải Dũng cho biết: trước hết là liên quan đến quản lý nhà nước,nguồn nhân lực của chúng ta còn hạn chế, đặc biệt các em sinh viên đang ngồi đây, trong khi chúng ta đang có 52 quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, nên các em sinh viên phải nắm và chủ động trang bị về vấn đề này như: các tòa nhà, lò hơi, thiết bị công nghiệp…. thì tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với các loại hình này như thế nào? Do vậy chất lượng đào tạo phải được chuẩn hóa ở mức khu vực và quốc tế.

Chương trình VNEEP 1 đã tiết kiệm được khoảng 4%, VNEEP 2 được trên 6% nhiều sản phẩm đã được dán nhãn, tuy nhiên kết quả như vậy chưa xứng đáng với tiềm năng, do trong quá trình triển khai có nhiều vướng mắc mà yêu cầu phải sửa Luật nhất là vấn đề chế tài và quy định các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện kiểm toán, nhiều bộ ngành chưa quan tâm đến công tác tiết kiệm năng lượng…

Thời điểm hiện nay cần quan tâm khi sửa Luật: Lĩnh vực quản lý nhà nước, tất cả các bộ ngành liên quan phải tăng cường phân cấp, phân quyền; các cơ sở sử dụng năng lượng trong tất cả các lĩnh vực phải thực thi đầy đủ hơn, nghiêm túc hơn các quy định của pháp luật về tiết kiệm năng lượng; Nguồn nhân lực thời gian đầu triển khai gần như không có, phải nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế..

Theo TS Dương Trung Kiên, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam là rất lớn, do công nghệ của chúng ta còn thấp, nên chúng ta cải thiện cái gì ai hướng dẫn và tiền đâu để làm? Đây là bài toán khó mà chúng ta cũng cần phải cải tiến…

Bài toán ở đây là nguồn nhân lực, thời điểm này nguồn nhân lực về tư vấn của chúng ta chưa tốt cho nên công tác tư vấn và kết quả đạt được chưa cao khi áp dụng các giải pháp được tư vấn”, TS Kiên cho biết.

Những giải pháp đặt ra

Ông Nguyễn Đình Hiệp, Luật đưa ra các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm bắt buộc phải thực hiện, hiện có hơn 3000 doanh nghiệp chiếm khaorng 38% tổng năng lượng toàn xã hội còn lại là khuyến khích, sắp tới Luật sử đổi theo hướng mở rộng đối tượng bắt buộc phải thực hiện ( chiếm 75-80%) mức năng lượng của toàn xã hội.

Diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”
Ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hội KH&CN sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam

Thêm vào đó chúng ta bổ sung thêm các sản phẩm phải dán nhãn năng lượng, tuy nhiên các sản phẩm dán nhãn càng nhiều sao chi phí lại càng đắt, nên chúng ta cần có thời gian để người dân làm quen và điều chỉnh dần hành vi sử dụng các thiết bị điện và điện của mình.

Ông Đặng Hải Dũng cho rằng, hiện chúng ta có 12 Quyết định của Thủ tướng, 26 Thông tư, trên 50 quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến 26 chủng loại sản phẩm, thiết bị… việc mở rộng sản phẩm dán nhãn là góp phần nâng cao công tác quản lý cũng như giúp cho công tác tiết kiệm năng lượng đạt hiệu quả cao hơn.

"Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, sửa đổi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Chúng tôi đã có những đề xuất để đưa cơ chế hỗ trợ về tiết kiệm năng lượng, trong đó có cơ cế ưu đãi về thuế, tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lượng trong việc sửa đổi Luật cũng như thí điểm thành lập Quỹ tiết kiệm năng lượng để thúc đẩy đầu tư các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả", ông Dũng khẳng định.

TS. Dương Trung Kiên cho rằng, giải pháp thời gian tới thì công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện cải tạo dây chuyền công nghệ, đầu tư các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hướng tới sản xuất sạch, xanh là cần thiết và phù hợp.

Diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”
Hơn 200 sinh viên Trường Đại học Điện lực đã tham dự Diễn đàn

Khi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi, cần phải có thời gian, lộ trình thực hiện, sẽ phù hợp với thực tế, các em sinh viên hãy sống có trách nhiệm không chỉ với gia đình mà còn với xã hội, trong đó bằng các hành động cụ thể trong đó có các hành động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như lan tỏa các hành động của mình đến với những người dân khác để Việt Nam có thể sớm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tại Diễn đàn các chuyên gia cũng đã trả lời các câu hỏi của các em sinh viên Trường Đại học Điện lực về các vấn đề như: Nhãn năng lượng, Giờ Trái đất, cách đánh giá sản phẩm dán nhãn năng lượng, hiệu suất năng lượng, công tác kiểm tón năng lượng…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm kiếm

Tìm kiếm