A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bỉ xây dựng hòn đảo nhân tạo đầu tiên thế giới để khai thác năng lượng gió

Bỉ đang triển khai một dự án xây dựng hòn đảo nhân tạo lớn đầu tiên thế giới tại Biển Bắc nhằm nâng cao năng lực năng lượng tái tạo của quốc gia.

 

Bỉ đang triển khai một dự án xây dựng hòn đảo nhân tạo lớn đầu tiên thế giới tại Biển Bắc nhằm nâng cao năng lực năng lượng tái tạo của quốc gia.
 

Hòn đảo nhân tạo này mang tên Princess Elisabeth dự kiến sẽ được Bỉ hoàn thành vào năm 2027. Nó đặt cách bờ biển Bỉ khoảng 45km hứa hẹn cho công suất gió ngoài khơi lên tới 3,5 gigawatt, đủ để cung cấp điện cho hơn 3 triệu hộ gia đình.

Bỉ xây dựng hòn đảo nhân tạo đầu tiên thế giới để khai thác năng lượng gió- Ảnh 1.

 

Dự án trị giá khoảng 702 triệu USD này được tài trợ bởi Ngân hàng đầu tư Châu Âu. Dự án vừa hoàn tất thỏa thuận tín dụng xanh với nhà điều hành truyền tải Elia của Bỉ để khởi động giai đoạn đầu tiên. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch REPowerEU của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng bền vững.

Vai trò của hòn đảo nhân tạo

Ngoài việc sản xuất năng lượng tái tạo, hòn đảo nhân tạo này còn được thiết kế như một trung tâm giao dịch năng lượng cho toàn bộ lục địa. Kế hoạch của đơn vị quản lý bao gồm các đường dây truyền tải “kết nối lai” chuyên dụng giúp kết nối hòn đảo với các quốc gia lân cận, cho phép dòng năng lượng hai chiều.

 

Nền móng của hòn đảo sẽ được làm từ các thùng bê tông lớn hiện đang được xây dựng tại Hà Lan. Những cấu trúc này sẽ được kéo ra và thả xuống đáy biển, sau đó được lấp đầy bằng cát để tạo nền tảng cho hòn đảo và cơ sở hạ tầng năng lượng trên đó. Các trạm chuyển đổi cũng sẽ được xây dựng để chứa các hệ thống cáp điện cao thế, bao gồm cả điện một chiều cao thế (HVDC) và điện xoay chiều (HVAC). Elia tuyên bố đây sẽ là “hòn đảo năng lượng nhân tạo đầu tiên trên thế giới”.

Ngoài ra, hòn đảo còn được thiết kế để thúc đẩy đa dạng sinh học và bảo vệ sinh vật biển xung quanh. Bỉ đã nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong nhiều năm sau khi ngừng sản xuất điện từ than vào năm 2016. Hiện tại, điện hạt nhân chiếm hơn 40% sản lượng điện của quốc gia Châu Âu này, trong khi khí đốt (chủ yếu là nhập khẩu) vẫn chiếm 21%. Hòn đảo mới này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đáng kể mục tiêu của Bỉ đạt mức trung hòa khí hậu vào năm 2050.

Theo CTV Kiến An

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm