A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Được mệnh danh là “vua của các loại thảo mộc”, ngải cứu sau khi phơi khô có 4 tác dụng thần kỳ

Ngoài việc sử dụng làm rau ăn, ngải cứu mang đi phơi khô có thể đem lại 4 tác dụng cho sức khỏe mà ít người biết.

Ngải cứu là loại rau có dược tính cao. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam): Rau ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.

Sách "Bản thảo cương mục" của thầy thuốc Lý Thời Trân có ghi chép rằng, lá ngải cứu không độc, thuần dương, có tác dụng đả thông 12 kinh, điều khí, trừ ẩm, tán hàn, cầm máu...  Nó cũng thường được sử dụng trong châm cứu. Đó là lý do vì sao ngải cứu được mệnh danh là "vua của các loại thảo mộc".

20221102_ngai-cuu-2.jpg

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.

Ngoài việc sử dụng làm rau ăn, ngải cứu mang đi phơi khô có thể đem lại 4 tác dụng cho sức khỏe mà ít người biết.

Ngải cứu sau khi phơi khô có 4 tác dụng thần kỳ mà ít người biết

1. Kinh nguyệt không đều: Uống trà ngải cứu

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trước ngày kinh dự kiến và những ngày đang có kinh, phụ nữ có thể lấy 10g lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, cho đến khi sắc còn 100ml thì dừng lại. Chia để uống làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít đường, sẽ có tác dụng cải thiện kinh nguyệt.

20210625_030200_845510_Tra-ngai-cuu.max-1800x1800.jpg

 

2. Đau nhức xương khớp: Tắm lá ngải cứu

Nhiều phụ nữ sau khi sinh gặp tình trạng đau nhức xương khớp. Để cải thiện tình trạng, chị em có thể dùng 50g ngải cứu khô và vài lát gừng, mang đi đun nước tắm. Sau đó hòa với nước lạnh để tạo thành nhiệt độ phù hợp, vừa ngâm mình vừa tắm. 

Ngải cứu khô có công năng điều hòa khí huyết, làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn, giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, ẩm thấp nên được khuyên tăng cường tắm cùng loại lá này.

Ngoài ra, tắm lá ngải cứu còn có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.

3. Tóc nhiều gầu, mất ngủ: Gội đầu bằng lá ngải cứu khô

Dùng lá ngải cứu khô để đun nước gội đầu rất tốt, vừa có tác dụng chăm sóc tóc, lại giúp giảm đau đầu, giúp ngủ ngon hơn.

Da đầu và các nang tóc là những kênh quan trọng để cơ thể giải phong hàn, ẩm thấp. Trong quá trình gội đầu bằng lá ngải cứu, các hoạt chất giải phong hàn, sinh nhiệt có thể thẩm thấu vào cơ thể thông qua xoa bóp. Từ đó, có tác dụng trị chứng tỳ vị hàn đau, tiêu chảy ẩm lạnh.

Nếu chất lượng giấc ngủ kém, bạn nên gội đầu bằng lá ngải cứu. Tinh dầu ngải cứu thơm nhẹ có thể làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng thần kinh.

dau-la-thoi-diem-goi-dau-khoa-hoc-nhat-de-bao-ve-da-dau-va-mai-toc-ban-da-biet-chua-202103221558014836.jpg

Dùng lá ngải cứu khô để đun nước gội đầu rất tốt, vừa có tác dụng chăm sóc tóc, lại giúp giảm đau đầu, giúp ngủ ngon hơn.

Gội đầu bằng nước lá ngải cứu cũng có tác dụng trị gàu, giảm ngứa hiệu quả do chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên bề mặt da. 

Thời gian đầu chị em nên gội đầu bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Khi da đầu hết ngứa có thể gội 1-2 lần/tuần, rất tốt cho việc dưỡng da đầu và tóc. 

4. Dễ cảm lạnh: Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu

ngam-chan-bang-ngai-cuu-sau-1-tuan-nhan-vo-van-loi-ich-202212301110297406.jpg

Ngải cứu khô dùng để ngâm chân cũng rất hiệu quả. Lá ngải cứu tính ấm, ngâm chân bằng lá ngải cứu có tác dụng giảm ẩm, giảm ngứa, tê phù. Đều đặn thực hiện sẽ giúp giảm stress, chữa chóng mặt, giảm mệt mỏi, chữa tổn thương khớp, ngăn ngừa bệnh tim... 

Ngoài ra, đều đặn ngâm chân bằng lá ngải cứu cũng sẽ đem lại công dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.

Tuy nhiên mọi người cần tránh ngâm chân khi bụng đói hoặc sau khi ăn. Không nên ngâm chân quá lâu. Chỉ nên trong khoảng 15-30 phút.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm