A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chưa kịp mừng khi tìm được thêm “cứu tinh”, Nga và các khách hàng đối mặt nỗi lo đáng sợ trên thị trường năng lượng

Tìm được khách hàng lớn nhất từ châu Á để mua những lô hàng LNG của mình, tuy nhiên Nga và đối tác phải đối mặt với bài toán khó khăn hơn cả việc bị áp giá trần.

 

Chưa kịp mừng khi tìm được thêm “cứu tinh”, Nga và các khách hàng đối mặt nỗi lo đáng sợ trên thị trường năng lượng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhật Bản – nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới đã kí kết các lô hàng mới với Nga. Tuy nhiên họ lại đang đối mặt với thách thức mới trong việc đảm bảo nguồn cung khí đốt từ Nga: các công ty bảo hiểm phương Tây cho biết họ sẽ ngừng bảo hiểm hàng hải cho các tàu đi trong vùng biển của Nga kể từ ngày 1/1/2023 tới đây.

Sau khi cùng với các quốc gia G7 khác áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow sau các động thái tại Ukraine, Nhật Bản đã giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và than đá của Nga. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục mua LNG của Nga trong bối cảnh giá cả tăng cao trên thị trường toàn cầu bị thắt chặt do châu Âu tăng cường nhập khẩu.

Những công ty nào bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm?

Tuần trước, loạt công ty bảo hiểm Nhật Bản như Tokio Marine & Nichido Fire Insurance, Sompo Japan Insurance và Mitsui Sumitomo Insurance của Nhật Bản đã thông báo với các chủ tàu rằng từ ngày 1 tháng 1, họ sẽ ngừng cung cấp bảo hiểm cho những chuyến tàu tại vùng biển của Nga vì các công ty tái bảo hiểm đã rút lại phạm vi.

Theo các nguồn tin trong ngành, nếu không có bảo hiểm tàu chở, các chủ hàng như Mitsui OSK Lines và Nippon Yusen có thể phải tạm dừng hoạt động trong vùng biển của Nga, bao gồm cả việc nạp LNG từ khu phức hợp Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga. Nhật Bản sẽ nhận được 9% lượng LNG nhập khẩu từ Sakhalin-2, thuộc sở hữu của Gazprom và các công ty thương mại Nhật Bản.

Chưa kịp mừng khi tìm được thêm “cứu tinh”, Nga và các khách hàng đối mặt nỗi lo đáng sợ trên thị trường năng lượng - Ảnh 2.

Ảnh: Reuters

Việc mất nguồn cung cấp từ Sakhalin-2 có thể khiến các công ty năng lượng và khí đốt của Nhật Bản như JERA và Tokyo Gas phải tranh giành các giải pháp thay thế.

Đất nước này đã phải đối mặt với những thách thức lặp đi lặp lại trong việc đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra. Quốc gia này đã phải thuyết phục các quốc gia G7 cho phép chậm trễ thực hiện lệnh trừng phạt để có thể tiếp tục nhập khẩu LNG của Nga. Sau khi chính phủ Nga quyết định giành quyền kiểm soát Sakhalin-2 vào tháng 6, các nhà thương mại Nhật Bản đã phải đồng ý tiếp tục là cổ đông của nhà điều hành mới của Nga .

Để tránh gián đoạn nguồn cung, ba công ty bảo hiểm Nhật Bản đang đàm phán với nhiều công ty tái bảo hiểm khác nhau để duy trì bảo hiểm.

Trong một bức thư chung hiếm hoi, Cơ quan Dịch vụ Tài chính và Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản cũng đã yêu cầu các công ty bảo hiểm chấp nhận rủi ro bổ sung để tiếp tục cung cấp bảo hiểm hàng hải cho các chủ hàng vận chuyển LNG từ Sakhalin-2.

“Ưu tiên hàng đầu hiện nay là đảm bảo bảo hiểm hàng hải trên biển”, một quan chức cấp cao của Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết.

Vẫn chưa rõ liệu các công ty bảo hiểm có thể đảm bảo tái bảo hiểm đầy đủ hay không, đặc biệt là vào thời điểm nhiều đối tác phương Tây đang bước vào kì nghỉ lễ.

Các giải pháp thay thế

Các chủ tàu có thể tiếp tục hoạt động mà không cần bảo hiểm hàng hải bằng cách gánh vác rủi ro. Nguyên nhân là bởi các chuyến đi giữa đảo Sakhalin và Nhật Bản rất ngắn, chỉ mất vài ngày và do cơ sở xuất khẩu LNG nằm cách xa khu vực xảy ra xung đột.

Tuy nhiên, họ có nguy cơ mất tàu chở dầu nếu bị giữ lại ở Nga vì một số lý do không lường trước được. Mỗi tàu chở LNG có giá từ 20 tỷ đến 30 tỷ yên ( tương đương 150 triệu đến 220 triệu USD).

Các bên khác như Chính phủ và các công ty Nhật Bản, những người mua nhiên liệu từ Sakhalin, có thể phải chia sẻ rủi ro, một nguồn tin trong ngành cho biết.

Một lựa chọn khác là sử dụng bảo đảm trách nhiệm pháp lý có chủ quyền, giống như bảo đảm bảo hiểm cho các chuyến hàng chở dầu của Iran đến Nhật Bản vào năm 2012, sau khi các công ty bảo hiểm phương Tây cắt giảm bảo hiểm do lệnh trừng phạt đối với Iran. Luật pháp cho phép bảo đảm đó chỉ dành cho nhập khẩu dầu của Iran, vì vậy sẽ cần có luật mới để bảo đảm cho các chuyến hàng từ Nga, quan chức của Bộ cho biết.

Chưa kịp mừng khi tìm được thêm “cứu tinh”, Nga và các khách hàng đối mặt nỗi lo đáng sợ trên thị trường năng lượng - Ảnh 3.

Ảnh: Reuters

Rủi ro năng lượng của Nhật Bản trong thời gian tới ra sao?

Dù còn chưa chắc chắn về các đơn hàng LNG trong thời gian sắp tới, tuy nhiên nguy cơ thiếu nhiên liệu và năng lượng đối với Nhật Bản chỉ ở mức nhỏ ngay cả khi một số lô hàng sẽ bị trì hoãn. Nguyên nhân là do các kho dự trữ được xây dựng trước khi mùa cao điểm lớn hơn bình thường.

Dữ liệu của Bộ Công nghiệp cho biết, tồn kho LNG tại các công ty điện lực lớn của Nhật Bản là 2,41 triệu tấn vào ngày 25/12, cao hơn mức trung bình 5 năm là 1,84 triệu tấn trong cùng thời điểm các năm.

Ngoài ra, Nhật Bản đã tạo ra một cơ chế mới cho phép bộ công nghiệp giúp chuyển hướng cung cấp LNG trong trường hợp khẩn cấp để các công ty điện và khí đốt không bị thiếu hụt.

Nếu nguồn cung từ Sakhalin-2 bị gián đoạn, người mua có thể thực hiện điều khoản tăng nguồn cung thường thấy trong các hợp đồng dài hạn, cho phép họ yêu cầu khối lượng bổ sung từ 5% đến 10% từ các nhà cung cấp ở nơi khác.

Một nguồn tin khác cho biết họ cũng có thể nhận được nguồn cung thay thế từ thị trường giao ngay nếu họ có thể chấp nhận mức giá cao hơn ở đó.

Theo Tổ chức Kim loại và Năng lượng, người mua Nhật Bản đã trả 15,78 USD/mmBtu cho LNG của Nga vào tháng 11, thấp hơn giá trung bình của LNG nhập khẩu là 17,86 USD và giá vận chuyển hàng hóa giao ngay trung bình đến Nhật Bản là 18,40 USD. Giá LNG trung bình cho đợt giao hàng tháng 2 tới Đông Bắc Á là khoảng 31 USD/mmBtu.

Theo FT, Bloomberg

 

 

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm