A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo chăm lo thiết thực người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả các hoạt động, phong trào thi đua hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh, tạo bước phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội.

Xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh

Trải qua 95 năm hình thành và phát triển (28/7/1929 - 28/7/2024), được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, rèn luyện, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành; là đại diện được giai cấp công nhân và người lao động tin cậy, gắn bó; là chỗ dựa vững chắc, người cộng tác đắc lực của cơ quan Nhà nước; là sợi dây nối Đảng, Nhà nước với quần chúng công nhân lao động.

Trong suốt 95 năm xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam, có những đóng góp không nhỏ của Công đoàn Thủ đô. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết, viết tiếp truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, các cấp Công đoàn Thủ đô luôn đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì đoàn viên, người lao động. Dưới sự vận động, tập hợp của tổ chức Công đoàn, đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã phát động nhiều phong trào thi đua nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm, khả năng sáng tạo, lòng nhiệt tình cách mạng của CNVCLĐ, góp phần cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, duy trì sự tăng trưởng, phát triển bền vững của đơn vị; tiêu biểu như phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến trong CNVCLĐ Thủ đô”… Qua các phong trào thi đua do Công đoàn phát động, CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến kỹ thuật, được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi hàng nghìn tỉ đồng.

Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố ân cần thăm hỏi, kiểm tra tại buổi khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho công nhân nữ.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố ân cần thăm hỏi, kiểm tra tại buổi khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho công nhân nữ

Bên cạnh các phong trào thi đua, trong những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; điển hình như hoạt động khám, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho CNVCLĐ; hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa “Mái ấm Công đoàn”; trợ cấp cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức Tết sum vầy và các chuyến xe đưa công nhân về quê đón Tết... Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống việc làm của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm sáng tạo để chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch và cùng hệ thống chính trị, các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua

Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng chú trọng mở rộng phương thức tập hợp đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, số lượng đoàn viên và Công đoàn cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng cao. Tính đến nay, toàn thành phố có 9.360 Công đoàn cơ sở và trên 700.400 đoàn viên Công đoàn; năng lực, kỹ năng của đội ngũ cán bộ Công đoàn cũng như chất lượng hoạt động của các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở có sự chuyển biến rõ rệt. Các cấp Công đoàn Thủ đô thường xuyên vượt chỉ tiêu về giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho anh Nguyễn Văn Mạn (đoàn viên Công đoàn Trường Trung học cơ sở xã An Tiến, huyện Mỹ Đức).
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho anh Nguyễn Văn Mạn (đoàn viên Công đoàn Trường Trung học cơ sở xã An Tiến, huyện Mỹ Đức)

"Tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và trên cơ sở mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2023 - 2028 để triển khai hoạt động công đoàn cũng như phong trào CNVCLĐ theo hướng đổi mới, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế.

Từ đó, phấn đấu hoàn thành 10 nhóm chỉ tiêu mà Đại hội XVII Công đoàn thành phố đã đề ra. Trong đó, chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ là: Phấn đấu toàn thành phố có 1 triệu đoàn viên công đoàn; có 85% các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết được Thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; ít nhất 90% số vụ việc của đoàn viên có yêu cầu tổ chức Công đoàn tư vấn, tranh tụng về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng sẽ có đại diện Công đoàn tham gia hoặc được Công đoàn hỗ trợ", Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh nói.

Trong thời gian tới, tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả các hoạt động, phong trào thi đua hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; đồng thời, tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy Hà Nội, sự phối hợp của chính quyền và các sở, ban, ngành thành phố; tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh, tạo bước phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị, các cấp Công đoàn đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong công tác triển khai thực hiện với phương châm lấy cơ sở là địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên và người lao động là trung tâm, tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động. Nội dung hoạt động ngày càng tập trung hướng về cơ sở; một số nội dung hoạt động đặc trưng riêng có của Công đoàn Thủ đô tiếp tục được phát triển, nhân rộng và nâng cao hiệu quả. Tổ chức Công đoàn Thủ đô có nhiều đề án, giải pháp, cách làm mới, đi đầu trong xây dựng các mô hình mới có sức lan tỏa được cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động ghi nhận, đoàn viên, người lao động trân trọng.

 

 

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm