A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khẩn trương triển khai các chương trình phục hồi kinh tế

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo vừa có buổi làm việc với Tổ biên tập xây dựng đề án về dự thảo lần 1 của đề án.

9.000 tỷ đồng miễn thuế cho doanh nghiệp

Theo ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương đang tích cực triển khai Chương trình phục hồi và đã đạt được những kết quả bước đầu. Theo đó, một số chính sách đã được các bộ, ngành nghiên cứu, triển khai ngay sau khi có Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Trong đó, phải kể đến chính sách miễn, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), ngay sau khi Nghị quyết 11 được thông qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống còn 8%.

Khẩn trương triển khai các chương trình phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dần phục hồi

"Hiện, số tiền thực hiện chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp đến nay đã đạt 9.000 tỷ đồng" - ông Trần Quốc Phương nhấn mạnh. Ngoài các chính sách đã thực hiện, có một số chính sách trong khuôn khổ chương trình cũng mới được ban hành và sẽ đi vào thực hiện trong thời gian tới, như: Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/3 quy định về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, chính sách này sẽ được triển khai trong giai đoạn tới.

Không dừng lại ở đó, các bộ, ngành cũng đã hoàn thành nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 11/NQ-CP và trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ các văn bản dự thảo để xem xét quyết định, như: Dự thảo nghị định về hướng dẫn, hỗ trợ lãi suất cho vay thông qua các ngân hàng thương mại; Nghị định hướng dẫn liên quan đến cơ chế đặc thù về chỉ định thầu; Dự thảo quyết định về phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Chính sách xã hội… Những chính sách này nếu được thực thi trong thời gian tới, sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực doanh nghiệp.

Quyết liệt thực hiện

Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực bước đầu, nhưng nhiều chính sách đưa ra trong Chương trình phục hồi kinh tế vẫn còn chậm được triển khai, điều này sẽ giảm sức lan tỏa của chính sách đối với nền kinh tế - xã hội.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV - cho rằng: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động được ban hành trong thời điểm người lao động trở về quê, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu lao động để sản xuất. Do vậy, nếu chính sách được thực hiện ngay, sẽ có tác động rất tích cực đối với nền kinh tế và phục hồi của doanh nghiệp, cũng như đời sống người lao động...

Nhiều ý kiến cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa trong xây dựng và triển khai các chính sách trong chương trình phục hồi kinh tế theo đúng tinh thần của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đem lại tác động cao nhất. Đặc biệt, khi xây dựng chính sách, cần tham vấn và lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan liên quan, nhất là những người thụ hưởng chính sách.

Nguyễn Hòa
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm kiếm

Tìm kiếm