A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thương mại điện tử xuyên biên giới: ‘bình thường mới’ cho doanh nghiệp Việt

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nhận định có nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang trực tuyến. Tuy nhiên, cơ hội cũng là rất lớn khi thị trường quốc tế đang ngày càng ưa chuộng hơn các sản phẩm “Made-in-Vietnam”.

Theo ông, thương mại điện tử tại Việt Nam đang thay đổi như thế nào trong bình thường mới?

Nhìn vào bức tranh kinh tế toàn cảnh từ các con số về sự tăng trưởng kinh tế và nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số, có thể nhận định rằng thương mại điện tử tại Việt Nam đang có những bước chuyển tích cực.

Hơn 20 năm qua, tăng trưởng GDP Việt Nam duy trì mức 6.5%/năm, Việt Nam cũng là một trong số ít nền kinh tế đạt tăng trưởng dương bất chấp tác động từ đại dịch. Trong khi đó, xuất khẩu vẫn luôn là thế mạnh của Việt Nam. Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều nhà sản xuất đã chuyển một phần chuỗi cung ứng hoặc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam dẫn đến xuất khẩu gia tăng. Theo báo cáo gần đây của AlphaBeta, thương mại điện tử B2C được dự đoán sẽ là ngành hàng xuất khẩu lớn thứ năm trong 5 năm tới. Thương mại điện tử cũng là phương thức kinh doanh giúp nhà sản xuất và người bán có thể xây dựng thương hiệu, tiếp cận trực tiếp với khách hàng.

Hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam đang vươn ra toàn cầu và thu "quả ngọt" với Amazon. Thời gian qua cũng chứng kiến những nỗ lực của chính phủ trong việc đưa ra các chính sách, giải đáp nâng cao năng lực, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thúc đẩy chuyển đổi số và thương mại điện tử cho doanh nghiệp.

Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh doanh trực tiếp sang trực tuyến, lẫn những thay đổi về tư duy. Trước đây, khách hàng thường chỉ tìm đến các nhà cung cấp lớn ở Mỹ hoặc Anh. Giờ đây, không thể phủ nhận rằng đại dịch đã cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn hơn. Nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật số, người bán không cần đến tận nơi mà vẫn có thể tiếp cận được khách hàng tại khắp mọi nơi, hiểu được nhu cầu người dùng, truy cập được các dữ liệu cần thiết. Khi đó, họ có thể đưa sản phẩm tới khách hàng tại các quốc gia khác mà không cần thông qua trung gian.

Trong hai năm tới, tôi đặt kỳ vọng vào sự gia tăng chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến. Một lợi thế là Amazon đã khởi động và có những hoạt động khuyến khích chuyển đổi cho doanh nghiệp Việt trước khi đại dịch xảy ra. Chúng tôi giới thiệu cho người dùng về thương mại điện tử, và những gì Amazon đang làm ở Việt Nam. Chúng tôi trau dồi kỹ năng cho người bán, bản địa hóa trải nghiệm và dịch ngôn ngữ bởi đây luôn là vấn đề trong thương mại điện tử xuyên biên giới.

Người bán rõ ràng thấy được cơ hội mới. Vậy sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong bình thường mới diễn ra như thế nào?

Ở Việt Nam và trên toàn thế giới, trong hai năm qua, hành vi mua sắm của khách hàng đã thay đổi. Mọi người ưu tiên mua đồ trên mạng vì lo ngại yếu tố an toàn, nhiễm bệnh khi ra ngoài. Người dùng mới lẫn các khách hàng thường xuyên mua sắm online đều nhận ra lợi ích của việc mua hàng trực tuyến: an toàn và tiết kiệm thời gian.

Theo một cuộc khảo sát, 9 trong số 10 người dùng lần đầu tiên mua hàng online trong năm 2020 cho biết sẽ tiếp tục phương thức mua sắm này trong năm 2021. Họ mua sắm với tần suất cao hơn, chi tiêu nhiều hơn, thậm chí thông thạo các kỹ năng mua sắm, thanh toán qua các nền tảng trực tuyến. Có thể nói, thực sự đã có một sự thay đổi lớn sau Covid-19.

Cơ hội lẫn thách thức nào chờ đón các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới này?

Trước khi bước vào một hợp tác chính thức, thông thường, chúng tôi dành nhiều thời gian, khoảng 6 tháng đến một năm đồng hành cùng các doanh nghiệp để đảm bảo rằng họ hiểu rõ cơ hội lớn đang chờ họ. Chuyển đổi trực tuyến là yêu cầu gần như bắt buộc. Thế giới mới đang diễn ra bên trong các cửa hàng vật lý lẫn trực tuyến, và chúng ta cần tư duy mới, ngôn ngữ mới để hiểu về thế giới này. Thay đổi không dễ xuất hiện chỉ sau một đêm, nó đòi hỏi lòng kiên trì và quan trọng nhất là tư duy tốt.

Một trong những rào cản lớn nhất đặt ra cho các doanh nghiệp là vấn đề ngôn ngữ. Ở Amazon, chúng tôi cố gắng dịch mọi thứ, bởi nếu bạn không hiểu ngôn ngữ của người mua, rất khó để biến mình trở nên hấp dẫn trong mắt khách hàng. Trở ngại ngôn ngữ là lý do các nhà sản xuất trong nước phải tìm bên trung gian để tìm hiểu nhu cầu và hành vi người tiêu dùng tại quốc gia mục tiêu.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: ‘bình thường mới’ cho doanh nghiệp Việt - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Việt trước cơ hội kinh doanh quốc tế với thương mại điện tử xuyên biên giới

Điều thứ hai, tôi hiểu việc các nhà bán hàng truyền thống rất ngại khi chuyển mình lên Amazon. Trực tuyến là một môi trường rất khác, bạn phải chuẩn bị kỹ năng vững vàng và hiểu thế giới kỹ thuật số. Đó là lý do tôi và đội ngũ Amazon có mặt tại Việt Nam, mang đến những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho người bán. Điều đáng khích lệ là người Việt Nam rất ham học hỏi, và học cũng rất nhanh.

Cơ hội đang là rất lớn, đặc biệt khi thị trường quốc tế tỏ ra ưa chuộng các mặt hàng sản xuất từ Việt Nam như đồ gia dụng, đồ bếp, nội thất, trang trí nhà cửa…. Năm 2020, theo Furniture Today, Việt Nam là nhà xuất khẩu nội thất và đồ gỗ qua Mỹ lớn nhất, thậm chí vượt Trung Quốc.

Trọng tâm phát triển của Amazon Global Selling tại Việt Nam là gì?

Amazon dành sự quan tâm đặt biệt đến Việt Nam. Chúng tôi có mặt ở đây để thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận trực tiếp khách hàng quốc tế. 2020 và 2021 là năm bản lề, để chúng tôi xây dựng đội ngũ và các dịch vụ, công cụ lẫn các hợp tác công. Từ đó, năm 2022 được kỳ vọng là năm của những sự phát triển.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: ‘bình thường mới’ cho doanh nghiệp Việt - Ảnh 2.

Khu vực hỗ trợ lưu kho được cung cấp bởi Amazon cho người bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử

Cụ thể, chúng tôi muốn khuyến khích các nhà sản xuất và doanh nghiệp trong nước cùng Amazon xây dựng thương hiệu toàn cầu, đặt dấu ấn trên bản đồ quốc tế. Không chỉ hướng đến lợi ích ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng giúp đảm bảo các sản phẩm Made-in-Vietnam đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn đặc thù của ngành hàng và quốc gia nhập khẩu, đồng thời hưởng lợi thế từ các công cụ xây dựng thương hiệu sẵn có trên Amazon.

Thứ hai, thông qua mạng lưới hậu cần và dịch vụ khách hàng tân tiến, quy mô toàn cầu, Amazon sẽ giúp các đối tác mở rộng hoạt động trên bình diện quốc tế, đạt được và cải thiện chi phí, hiệu quả kinh doanh với thương mại điện tử.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phát triển các chương trình, khoá đào tạo, tư vấn kiến thức, kỹ năng cho các nhà bán hàng thông qua Seller University, kênh YouTube của Amazon Global Selling. Đồng thời, Amazon tiếp tục thắt chặt và phát triển các hoạt động, mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, cơ quan ban ngành; triển khai thêm các công cụ, dịch vụ nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khai phá tiềm năng và đón bắt các cơ hội toàn cầu tốt hơn.

https://cafef.vn/thuong-mai-dien-tu-xuyen-bien-gioi-binh-thuong-moi-cho-doanh-nghiep-viet-20220415084902192.chn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm