A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đa dạng hoá mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hoá

Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.

Tại Hội thảo Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá và khu phát triển thương mại và văn hoá, TS. Lê Ngọc Anh, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã làm rõ định hướng phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa; khu thương mại và văn hóa trong Quy hoạch Thủ đô cùng một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng Nghị quyết và triển khai trên thực tế.

Đa dạng hoá mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hoá
Quang cảnh hội thảo

Đầu tư hạ tầng đồng bộ

Theo TS. Lê Ngọc Anh, về cơ bản, việc triển khai thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa, Khu phát triển thương mại và văn hóa phù hợp với định hướng trong quy hoạch. Trong đó, phát triển trung tâm công nghiệp văn hoá là bước đi quan trọng trong việc xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm văn hóa sáng tạo của cả nước và khu vực. Phát triển khu vực thương mại và văn hóa là một chiến lược quan trọng để kết nối phát triển kinh tế và văn hóa, tạo ra không gian sáng tạo, tăng cường giao lưu văn hóa, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế đô thị bền vững.

2 mô hình này sớm được đưa vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng trong phát triển công nghiệp văn hoá, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số của Thủ đô Hà Nội trong 5 năm tới.

Khuyến nghị về một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng các mô hình trung tâm công nghiệp văn hoá và các khu thương mai và văn hoá, TS. Lê Ngọc Anh nhấn mạnh: Phát triển các Trung tâm công nghiệp văn hoá cần được quy hoạch hợp lý ở những khu vực có lợi thể về hạ tầng, điều kiện văn hóa - xã hội, đặc biệt phải có diện tích đủ lớn vì Trung tâm này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại, giúp thúc đẩy sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, đồng thời tạo ra các sản phẩm văn hóa có giá trị.

Đồng thời, việc hình thành các khu vực văn hóa trong trung tâm sẽ phục vụ phát triển du lịch, nâng cao giá trị thương mại và văn hóa của Hà Nội.

TS. Lê Ngọc Anh nhấn mạnh, các khu phát triển thương mại và văn hóa cần được khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng về lợi thế vị trí, văn hóa - thương mại.

Công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng cần thực hiện đồng bộ về giao thông, bãi đỗ xe, khu vực ăn uống, lưu trú, khu vực trải nghiệm; quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm; cảnh quan, vệ sinh công cộng… để phát huy tối đa, khai thác hiệu quả các Trung tâm công nghiệp văn hoá và Khu phát triển thương mại và văn hóa.

Đa dạng hoá mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hoá
TS. Lê Ngọc Anh phát biểu tại hội thảo

Giao chính quyền cấp cơ sở thực hiện chủ trì Khu phát triển thương mại và văn hóa

Về mô hình tổ chức, Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.

Khu phát triển thương mại và văn hóa thì đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan, đại diện cả nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Do đó, cần nghiên cứu, làm rõ mô hình phù hợp với từng khu vực: hu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu vì các khu vực này có đặc điểm riêng, rất khác biệt.

Về cơ chế đầu tư và vận hành: Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá các mô hình đầu tư và vận hành, trong đó mô hình về đầu tư công, quản trị tư có thể rất phù hợp, đặc biệt đối với các trung tâm công nghiệp văn hoá được xây dựng tại các công trình của nhà nước, các công trình di tích văn hoá, lịch sử…

Đáng lưu ý, về xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng, TS. Lê Ngọc Anh khuyến nghị khi xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông Hồng cần lưu ý các vấn đề về quy hoạch đê điều, thuỷ lợi. Cân nhắc nghiên cứu xây dựng các mô hình Trung tâm công nghiệp văn hóa thích ứng với điều kiện thủy văn của sông Hồng, không làm cản trở thoát lũ.

Về quy trình thành lập Khu phát triển thương mại và văn hóa, TS. Lê Ngọc Anh cho rằng, việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hoá có liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư; bao gồm nhiều nội dung công việc. Do đó, nên nghiên cứu giao chính quyền cấp cơ sở chịu trách nhiệm.

“Đề nghị nghiên cứu thêm đơn vị trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa. Nên nghiên cứu giao cho chính quyền cấp cơ sở trình UBND TP để có tính khả thi do nếu cấp chính quyền đứng ra chủ trì sẽ thuận lợi hơn”- TS. Lê Ngọc Anh nêu.

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm