Hà Nam chủ động triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam ghi nhận 12 trường hợp sốt xuất huyết (tăng 8 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023), đặc biệt đã ghi nhận có trường hợp xuất hiện tại trường học trên địa bàn thành phố Phủ Lý.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam ghi nhận 12 trường hợp sốt xuất huyết (tăng 8 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023), đặc biệt đã ghi nhận có trường hợp xuất hiện tại trường học trên địa bàn thành phố Phủ Lý.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam ghi nhận 12 trường hợp sốt xuất huyết (tăng 8 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023), đặc biệt đã ghi nhận có trường hợp xuất hiện tại trường học trên địa bàn thành phố Phủ Lý.
Trong 2 tuần trở lại đây, kết quả giám sát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và các yếu tố nguy cơ tại một số địa phương cho thấy nhiều dụng cụ chứa nước (xô chậu, lọ hoa, cây cảnh, phế thải…) là nơi sinh sản của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã bắt và định loại được bọ gậy Aedes aegypti (bọ gậy nguồn của muỗi là véc tơ chính truyền bệnh sốt xuất huyết) tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Do đó, trong thời gian tới, các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết có thể tiếp tục được ghi nhận nhiều hơn nếu không quyết liệt triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo ông Trần Đắc Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam đã có công văn đề nghị các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chú ý các ổ dịch cũ và phát hiện sớm các ca bệnh/ổ dịch mới; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; xử lý triệt để ca bệnh/ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.
Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn Trạm y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch, trong đó việc phun hóa chất diệt muỗi cần đảm bảo theo quy định, có sự giám sát, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, tránh tình trạng muỗi truyền bệnh tiếp tục kháng thuốc gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch và lãng phí. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống dịch sốt xuất huyết; vận động cán bộ, người lao động, nhân dân tham gia các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/bọ gậy./.
Nguyễn Chinh