A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đốt vàng mã gây hỏa hoạn bị xử phạt thế nào?

Người đốt vàng mã gây cháy thì căn cứ theo hành vi, mức độ thiệt hại có thể bị xem xét xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Gần đây, nhiều vụ cháy xuất phát từ việc người dân đốt vàng mã làm bén lửa gây ra hỏa hoạn. Pháp luật về phòng cháy, chữa cháy chưa có quy định cụ thể về nơi đốt vàng mã.

Tuy nhiên, để đảm bảo trong quá trình sử dụng nguồn lửa (trong đó có đốt vàng mã…), tại điểm c khoản 3b, Điều 5, Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định: Cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 quy định nghiêm cấm hành vi đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.

Người đốt vàng mã gây cháy thì căn cứ theo hành vi, mức độ thiệt hại có thể bị xem xét xử lý hành chính.

Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Hoặc bị xử phạt theo Điều 50, 51 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Người đốt vàng mã gây hoả hoạn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 180, Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm