A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng?

Đầu tư vào hàng hiệu? Gì nghe lạ quá chừng vậy?

Cách đây chỉ tầm 1 năm, nếu nói mua hàng hiệu cũng là một hình thức đầu tư, phải đến 90% dân tình không ai thèm tin. Bởi lẽ chuyện mua đồ xa xỉ trước nay chỉ được xem như thú vui tiêu sản của người giàu. Quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ… chứ nào có phải nhà đất, vàng bạc, chứng khoán đâu mà đòi sinh lời để đầu tư?

Song, cùng với câu chuyện vật giá leo thang, các ông lớn hàng hiệu cũng điều chỉnh, tăng giá rất nhiều sản phẩm. Dẫn đến việc những món đồ tưởng tiêu sản giờ lại có giá, sinh lời còn nhanh hơn cả nhà đất, vàng bạc, chứng khoán. Nhà nhà rần rần đem túi hiệu, đồng hồ… từng xếp xó trong tủ ra check xem lời lỗ bao nhiêu. Cơn sốt đầu tư hàng hiệu chính thức bắt đầu từ đây.

Giống như bất cứ câu chuyện đầu tư nào, hàng hiệu trông dễ ăn vậy thôi chứ đã rót tiền phải có kiến thức, học hỏi người đi trước mới tránh được rủi ro. Cùng "tóm" nhanh vài "chuyên gia" trong lĩnh vực, thử nhờ giải mã cuộc chơi này xem sao ha!

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 1.

 

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 2.

Gần đây chuyện hàng hiệu tăng giá, các dân chơi - sưu tầm thu được lợi lớn đang được bàn tán xôn xao, bạn nghĩ sao?

Đây là một điều rất bình thường mà mình dự đoán được từ trước. Hàng hiệu là kênh đầu tư rất tiềm năng ở hiện tại, dự kiến sẽ còn "bùng nổ" hơn nữa trong tương lai.

Đợt này mình cũng thu về được 1 số khoản lời nhất định. Đơn cử như các sản phẩm mới mua hồi 2021 như túi xách, quần áo, đồ sưu tập đang tăng khoảng 20-30% . Các sản phẩm đã mua từ lâu thì lợi nhuận tính bằng lần, có món đã gấp chục lần rồi đây.

Thế còn chuyện cắt lỗ khi đầu tư hàng hiệu thì sao?

Chuyện cắt lỗ, mình thấy đầu tư hàng hiệu rất hiếm gặp phải nhưng không phải không có.

Năm ngoái, mình từng lỗ gấp rưỡi trong 1 tuần vì trót… bị khách dụ. Số là mình sở hữu 1 cặp Be@rbrick Daft Punk, vừa bán cho khách được 1 tuần thì có thông tin ban nhạc tan rã. Tính mình lại đam mê sưu tầm, phải hỏi "chuộc" lại ngay với giá cao hơn gấp rưỡi (khoảng 100 triệu). Song, mình không thấy hối hận tí nào vì giá của cặp gấu này hiện tại vẫn đang lên đều đặn, tiền tiếp tục đẻ ra tiền thôi.

Bật mí nhỏ là mình từng kiếm lời gấp 10 lần khi bán ra một số túi xách, đồ sưu tập bản đặc biệt, giới hạn. Vài năm trở lại đây, các thương hiệu lớn đều tăng giá liên tục nên gần như đồ hiệu đều giữ được giá trị rất tốt so với mặt bằng hàng hóa chung.

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 3.

Cặp Be@rbrick Daft Punk khiến Đoan Khang lỗ trăm triệu chỉ trong 1 tuần

So với các hình thức đầu tư khác như chứng khoán, nhà đất, vàng, ngoại tệ… đầu tư hàng hiệu có ưu nhược điểm gì?

Là 1 nhà đầu tư có tham gia các kênh đầu tư khác nhau thì mình thấy ngoài mức sinh lời trong dài hạn ổn định, hàng hiệu còn giúp bạn xây dựng hình ảnh cá nhân rất tốt. Nhược điểm lớn nhất có lẽ là tính thanh khoản không bằng các kênh còn lại vì kén người mua, giá cả cũng khá đắt đỏ làm nhiều người phải đắn đo.

Đâu là một món hàng hiệu mà dân sành nhìn phát biết ngay đầu tư sẽ lời?

Là 1 người làm thời trang, mình vẫn muốn đại đa số mọi người chọn 1 món đồ thời trang vì giá trị cốt lõi của nó hơn là chỉ nhìn vào tiêu chí đầu tư kiếm tiền. Có như vậy thì bạn mới luôn "lãi" trong mọi sự lựa chọn. Còn là 1 nhà đầu tư, mình bật mí Hermes sẽ luôn là sự lựa chọn an toàn và bền vững cho những ai muốn thử sức.

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 4.

 

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 5.

 

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 6.

 

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 7.

Một góc BST Hermes đang "đẻ" ra tiền từng ngày của Đoan Khang

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 8.

 

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 9.

Gần đây chuyện hàng hiệu tăng giá, các dân chơi - sưu tầm thu được lợi lớn đang được bàn tán xôn xao, bạn nghĩ sao?

Câu chuyện hàng hiệu tăng giá, nhiều người đổ xô sưu tập đã xuất hiện từ rất lâu. Những năm gần đây sự bùng nổ về nhu cầu mua sắm đồ đắt tiền của bản dân thiên hạ ngày càng cao thì giới hàng hiệu mới trở nên "điên đảo" hơn bao giờ hết.

Những người sưu tập đang thu được lợi lớn hoàn toàn rất xứng đáng. Vì từ lúc hàng hiệu chưa thật sự quá phổ thông, họ đã dám bỏ những món tiền cực lớn ra để sở hữu những món đồ đắt tiền. Mình tin chắc rằng lúc đó ít người nghĩ rằng sẽ sinh lời, mua sắm cũng để thỏa mãn sở thích cá nhân của họ thôi.

2 năm nay, tuy phải đối mặt với đại dịch nhưng rất may mắn nhu cầu của khách hàng không giảm mà thậm chí còn tăng lên nên doanh thu cửa hàng mình khá ổn. Một số món đồ đang sưu tập và sở hữu cũng như hàng hóa tích trữ bên cửa hàng còn được hãng nâng giá liên tục, đem lại cho mình lợi nhuận khoảng 20-30%/ món.

Đầu tư hàng hiệu "ngon ăn" dữ vậy sao?

Khác với bất động sản, chứng khoán hay vàng, hàng hiệu mang tới ưu điểm được "dùng" - đây mới là sở hữu thực thụ. Mặt khác, với sự độc quyền của các thương hiệu dẫn đầu và tính đổi mới cũng như tiến bộ liên tục của các hãng, đồ hiệu sẽ ngày càng tăng giá. Đầu tư vào hàng hiệu 90% là ổn định và sinh lời, 10% còn lại cũng lời nhưng…từ từ đợi thời nha!

Song, ưu điểm này của hàng hiệu cũng là một nhược điểm rất lớn. Giờ mà thích một món đồ, nên bỏ tiền ra mua ngay, không thôi có khi tháng sau bạn sẽ phải mất thêm vài chục triệu mới sở hữu được.

Bản thân mình kinh doanh nhiều năm, lận lưng không ít kiến thức vẫn "ăn hành" liên tục trong năm 2020-2021. Có nhiều sản phẩm vừa bán ra, ngay sau đó đã tăng giá gấp rưỡi đến gấp đôi, mua lại sẽ mất vài chục triệu/ món mà mình vẫn phải cắn răng rút ví.

Thôi, coi như một bài học về tính dài hạn trong đầu tư vậy.

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 10.

Lâm Tùng bên BST Be@rbrick có giá trị "khủng" của mình

Vay mượn để đầu tư hàng hiệu, bạn thử chưa?

Rồi.

Mình cũng chỉ là một người trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp, mặt hàng kinh doanh giá trị lại cao, vay mượn là điều không tránh khỏi.

Từng có những thời điểm những deal quá tốt mà vốn đã đổ dồn cho hàng tích trữ hoặc khách order đơn hàng giá trị quá lớn, mình phải ứng tiền trong thẻ tín dụng, thậm chí vay nóng để săn cho bằng được.

Đâu là một món hàng hiệu mà dân sành nhìn phát biết ngay đầu tư sẽ lời?

Quần áo, giày dép, túi xách hay những sản phẩm sưu tầm mà cá nhân mình đầu tư đều sinh lời rất tốt. Thành công nhất có lẽ là các sản phẩm sưu tầm có mức khấu hao ít và giá trị cũng "tăng bằng lần" cho cả bộ sưu tập.

Một tip nữa là những sản phẩm thuộc thương hiệu lâu đời và có bề dày lịch sử như Chanel, Hermes, LV, Goyard đều rất đáng để đầu tư. Còn các thương hiệu khác, mình nghĩ mọi người cần có cái nhìn và kiến thức chuẩn mực về thời trang rồi hãy quyết định. Chọn đúng sẽ đem lại mức sinh lời thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm truyền thống nhưng chọn sai thì không biết đâu à nha!


Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 11.

 

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 12.

 

Gần đây chuyện hàng hiệu tăng giá, các dân chơi - sưu tầm thu được lợi lớn đang được bàn tán xôn xao, bạn nghĩ sao?

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy một năm các thương hiệu cao cấp có thể tăng giá 2-3 lần. Riêng năm qua, Chanel tăng giá đến 4 lần khiến cho nhiều mẫu túi cổ điển cũng lên giá chóng mặt và được săn lùng ráo riết. Việc sưu tầm, bán ra kiếm lợi nhuận là chuyện quá thường tình từ xưa đến nay, một năm mua một món đồ hiệu thôi cũng đã có lợi nhuận rồi.

Có lẽ mấy năm gần đây, người trẻ sành điệu hơn, chơi đồ hiệu ngày càng đông dân tình mới bắt đầu chú ý và nghĩ đến đầu tư vào lĩnh vực này. Cá nhân mình thấy nếu có mắt nhìn, có kiến thức và "gu", đây hoàn toàn có thể là kênh đầu tư tốt cho ai muốn kiếm thêm.

Thế còn chuyện cắt lỗ khi đầu tư hàng hiệu thì sao?

Không có miếng bánh nào dễ ăn, đầu tư ở đâu mà không rủi ro, không lỗ vốn? Đồ hiệu cũng thế thôi.

Trước khi là một nhà đầu tư, mình đã là một nhà sưu tầm. Thế nên có những món đồ chắc chắn sẽ lỗ nhưng mình vẫn quyết định sở hữu cho bằng được vì giá trị của thiết kế chứ không phải độ hot hit, lợi nhuận của món hàng. Nôm na, thứ mình đầu tư là chất xám của nhà thiết kế, giá trị đó không bao giờ lỗi thời thì làm sao mà lỗ được?

Đâu là lần đầu tư "ngon ăn" nhất của bạn? Có tip gì để chọn được món hàng chắc chắn sẽ lời không?

Lần "cá kiếm" được nhiều nhất của mình chắc là lần bán sản phẩm Supreme Bogo với giá gấp 5 lần giá niêm yết.

Muốn chắc ăn, mình nghĩ nhà đầu tư mới nên nhắm thẳng vào các món đồ "biểu tượng" của hãng. Ví dụ như Hermes Birkin, Chanel Classic Flap Bag, Supreme Bogo… Đây là những món đồ luôn hot hit, được săn lùng triệt để và xưa nay giá chỉ có tăng chứ không có giảm.

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 13.

 

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 14.

 

Cơn sốt đầu tư hàng hiệu: Ngon ăn đến đâu mà Gen Z vay nóng - tín dụng rót tiền, lỗ trăm triệu/ tuần vẫn theo cho đến cùng? - Ảnh 15.

Theo Xuân Lê, một năm chỉ cần mua được một sản phẩm từ các thương hiệu lớn là đã có lời rồi

Ảnh: NVCC

https://kenh14.vn/con-sot-dau-tu-hang-hieu-ngon-an-den-dau-ma-gen-z-vay-nong-tin-dung-rot-tien-lo-tram-trieu--tuan-van-theo-cho-den-cung-20220317152559201.chn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm