A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

2 "nên" và 2 "tránh" trong ăn uống giúp F0 khỏi bệnh bớt "ì ạch", đường huyết tăng cao hậu COVID, thực hiện đều đặn sức khỏe cũng nhanh chóng được phục hồi

Giai đoạn hậu COVID, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý những điều này để thúc đẩy quá trình phục hồi.

Trong giai đoạn hậu COVID, ăn gì để phục hồi sức khỏe là thắc mắc cũng như là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mới đây, trong chương trình Livestream “Di chứng hậu COVID, cùng tìm cách vượt qua“, PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh, Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe Cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đưa ra câu trả lời giải đáp thắc mắc trên.

Bác sĩ Thanh cho biết: "Ăn uống không chỉ để phục hồi sức khỏe sau COVID mà còn để duy trì thói quen này khi cơ thể trở lại hoạt động bình thường. Tùy vào cơ địa mỗi người, có nhiều trường hợp người bệnh ăn ngon miệng hơn sau khi mắc COVID."

Theo bác sĩ Thanh, không có một loại thực phẩm nào có thể giúp bệnh nhân khỏe ngay được. Sau khi mắc bệnh, người bệnh vẫn nên quay trở lại nếp ăn uống lành mạnh khoa học để duy trì được năng lượng cần thiết của mỗi cá thể mỗi ngày. 

Có 2 "nên" bệnh nhân cần lưu ý thực hiện đầy đủ sau COVID:

- Nên ăn rau củ quả tươi để bồi bổ cho cơ thể.

- Nên uống đủ nước và uống nhiều lần trong ngày: uống 1 lít - 2 lít rưỡi mỗi ngày mới đảm bảo lượng nước cần cung cấp cho cơ thể. Nếu uống ít sẽ khiến cho quá trình phục hồi bị chậm lại.

2 nên và 2 tránh trong ăn uống giúp F0 khỏi bệnh bớt ì ạch, đường huyết tăng cao hậu COVID, thực hiện đều đặn sức khỏe cũng nhanh chóng được phục hồi - Ảnh 1.

Đặc biệt, bác sĩ Thanh cũng khuyến cáo 2 việc quan trọng cần tránh ở giai đoạn hậu COVID như sau:

- Không nên bồi bổ quá hay ăn nhiều quá: Đối với những người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, thừa cân, béo phì hay đái tháo đường thì việc ăn thêm, tích lũy thêm năng lượng sẽ chỉ làm cho cơ thể đầy bụng, khó tiêu, ì ạch, chậm chạp hơn chứ không làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Đặc biệt, những bệnh nhân đái tháo đường nếu ăn nhiều đồ ngọt, hay đường quá sẽ khiến đường huyết tăng cao hơn, gây nguy hiểm.

- Tránh dùng đồ uống có chứa chất kích thích: như bia, rượu, cà phê vì sẽ làm cô đặc máu, rất dễ hình thành cục máu đông. Cơ địa bệnh nhân lúc này đang dễ tăng đông, việc tiêu thụ các đồ uống có chứa chất kích thích có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...Thay vào đó, nên chọn những loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu, ăn uống đều đặn các bữa trong ngày.

Ngoài chế độ ăn uống, chế độ luyện tập cũng được bác sĩ Thanh đề cập tới. Bác sĩ cho biết: "Khi bệnh nhân khỏi bệnh, nên quay trở lại nếp sinh hoạt bình thường, đi lại vận động tập luyện nhẹ nhàng bởi ccó những bài tập có thể là nhẹ với người này nhưng lại nặng với người khác. Vì vậy, nên chọn những bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân. Trong các bài tập thì các bài tập thở nên được ưu tiên, sẽ làm cho trao đổi khí của đường hô hấp tốt lên, đỡ cảm giác hụt hơi, khó thở.

Bên cạnh đó, việc tập luyện kiểm soát stress và cảm xúc cũng rất cần thiết để tránh những rối loại lo âu trầm cảm. Bệnh nhân giai đoạn này cần hạn chế đọc những tin buồn, điều chỉnh lại tâm lý của mình sao cho phù hợp.

2 nên và 2 tránh trong ăn uống giúp F0 khỏi bệnh bớt ì ạch, đường huyết tăng cao hậu COVID, thực hiện đều đặn sức khỏe cũng nhanh chóng được phục hồi - Ảnh 2.

 

https://cafef.vn/2-nen-va-2-tranh-trong-an-uong-giup-f0-khoi-benh-bot-i-ach-duong-huyet-tang-cao-hau-covid-thuc-hien-deu-dan-suc-khoe-cung-nhanh-chong-duoc-phuc-hoi-20220317234028841.chn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm