A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lập hồ sơ đề nghị Hội Lim, Nghệ thuật Chèo, Múa rối nước Đồng Ngư là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Đáp cho biết, Sở đang xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Hội Lim, Nghệ thuật Chèo tỉnh Bắc Ninh và Múa rối nước Đồng Ngư để đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024.

Việc điều tra, nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Hội Lim, Nghệ thuật chèo tỉnh Bắc Ninh và Múa rối nước Đồng Ngư đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024 nhằm tập hợp, thống kê toàn bộ những tài liệu, hình ảnh, hiện vật có liên quan đến đánh giá thực trạng di sản xưa và nay để thấy được giá trị, sức sống, khả năng duy trì, bảo tồn, nguy cơ mai một của di sản và sự tác động, ảnh hưởng của nó tới đời sống cộng đồng đương đại.
 

Các cơ quan được giao nhiệm vụ lập hồ sơ tiến hành trên cơ sở khảo cứu thực tế (điền dã), thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến Hội Lim, Nghệ thuật chèo tỉnh Bắc Ninh và Múa rối nước Đồng Ngư, hoàn chỉnh hồ sơ khoa học theo đúng Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL, ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hồ sơ khoa học các di sản sau khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và đề ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị phù hợp với đặc trưng của từng di sản.

Đến nay, Bắc Ninh có gần 1.600 di tích; trong đó 643 di tích được xếp hạng gồm: 4 di tích quốc gia đặc biệt, 204 di tích quốc gia và 435 di tích cấp tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 18 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia. Ngoài ra, trên địa bàn có 49 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê; trong đó, 4 di sản được UNESCO ghi danh, 8 di sản đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (gồm: Lễ hội làng Diềm, thành phố Bắc Ninh; Hội Rước pháo làng Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn; Hát trống quân làng Bùi Xá, thị xã Thuận Thành; Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, thị xã Thuận Thành; Nghề làm gốm Phù Lãng, thị xã Quế Võ; Nghề thủ công tre trúc Xuân Lai, huyện Gia Bình; Nghề đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình; Nghề Chạm khắc rồng Phù Khê, thành phố Từ Sơn)./.

Thanh Thương


Tác giả: Phùng Thị Thanh Thương
Nguồn:TTXVN Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm kiếm

Tìm kiếm