A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam làm được gì để trở thành 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới?

Năm 2021, nền kinh tế có xu hướng phục hồi chậm do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nhờ vào chính sách đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến khả quan và trở thành 1 trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Việt Nam đã đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong năm 2021. Nền kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định. Cụ thể, lạm phát được kiểm soát tốt, lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%. Bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84% so với năm trước.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,58%, trong đó quý 4 tăng mạnh, đạt 5,22% sau khi giảm mạnh vào quý 3 (giảm 6,02%). Bội chi ngân sách dưới 4%, thấp hơn so với dự toán Quốc hội quyết định (4% GDP).

Bên cạnh đó, các cân đối lớn được bảo đảm, thu đủ chi và thu tăng so với năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%, cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt trên 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản… Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam có sự bứt phá ngoạn mục 6 năm liên tiếp. Năm 2021, mức thặng dư xuất, nhập khẩu đạt trên 4 tỷ USD.

Năm 2021, cung cầu hàng hóa, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước được đảm bảo, duy trì ổn định. Cùng với đó, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) có mức tăng trưởng cao, tăng 9,2%. Đặc biệt, nhờ vào các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, giúp tăng sự kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, vốn FDI tăng mạnh thêm trên 40%.

Ngoài ra, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Nông nghiệp giúp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cao kỷ lục, đạt trên 48,6 tỷ USD. Hơn nữa, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế, giúp đảm bảo an ninh năng lượng, tăng 6,37% so với năm 2021. Ngành thương mại, dịch vụ có dấu hiệu phục hồi tích cực trong quý 4, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,1%.

Nhiều mặt hàng nông sản đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đạt gần 49 tỷ USD. Gần đây hàng nông sản xuất sang châu Âu ngày càng nhiều. 

Để tạo ra sự phát triển bền vững cho xuất khẩu, ngành công thương đã đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu, giải quyết hiệu quả những vướng mắc trong hoạt động thông quan hàng hóa.

https://cafef.vn/viet-nam-lam-duoc-gi-de-tro-thanh-1-trong-20-nuoc-co-quy-mo-thuong-mai-lon-nhat-the-gioi-20220125100755224.chn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm