A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làng nghề Hà Nội gia nhập Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Hai làng nghề nổi tiếng là Gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc được công nhận là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

 
Làng nghề Hà Nội gia nhập Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
 

Việc công nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc thuộc mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu sau cuộc làm việc của Hội đồng Thủ công thế giới vào cuối năm 2024.

Các thành viên Hội đồng Thủ công thế giới đã gặp gỡ, làm việc, trao đổi, chứng kiến các nghệ nhân, thợ lành nghề làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc thực hành nghề để thấy rõ các giá trị độc đáo, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế cũng như tác động xã hội.

lua-van-phuc-1.jpg

Làng lụa Vạn Phúc là một trong những làng nghề lâu đời của Hà Nội.

Hội đồng đã đánh giá làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, xứng đáng trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

 

Đây cũng là hai làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam được Hội đồng Thủ công thế giới công nhận.

gom-bat-trang-1.jpg

Gốm Bát Tràng với lợi thế lịch sử lâu đời và sản phẩm độc đáo đã và đang thu hút nhiều người quan tâm.

Lễ đón nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc là thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu sẽ diễn ra vào ngày 14/2 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, đồng thời cũng diễn ra hoạt động trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thủ đô năm 2025.

 

gom-bat-trang-2.jpg

Theo truyền thuyết, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thế kỷ thứ 15 bởi ba vị Thái học sinh: Hứa Vĩnh Kiều, Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú.

Kết quả này đã giúp Hà Nội khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới. Đồng thời là cơ hội để các làng nghề nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo tồn giá trị truyền thống, mở rộng thị trường, đẩy mạnh giao lưu văn hóa quốc tế và thúc đẩy phát triển bền vững.

Hội đồng Thủ công thế giới hoạt động theo tôn chỉ trao quyền cho các nghệ nhân, tôn vinh sự đa dạng văn hóa, góp phần phát triển bền vững và bảo tồn các nghề thủ công truyền thống. Hiện Hội đồng Thủ công thế giới có hơn 100 quốc gia thành viên, đã công nhận 68 làng nghề thủ công thế giới của 28 quốc gia.

 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm