A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Công Thương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nhập khẩu

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát cảm ơn Bộ Công Thương đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu.

Chia sẻ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới diễn ra sáng 10/2, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát – cho biết, mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế thì Hòa Phát cũng như vậy. Chúng tôi cam kết giai đoạn từ năm 2025 - 2030 phát triển tối thiểu 15%.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát: Hòa Phát xin hứa đảm bảo cung cấp thép chế tạo cho Tổng Công ty đường sắt để làm dự án - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp diễn ra sáng 10/2, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát Hòa Phát xin hứa đảm bảo cung cấp thép chế tạo cho Tổng Công ty đường sắt để làm dự án - Ảnh VGP/Nhật Bắc

“Hiện nay toàn bộ ngành thép Việt Nam nhập khẩu khoảng 30 triệu tấn quặng làm nguyên liệu sản xuất thép, chiếm 95%. Nhân đây, tôi xin cảm ơn Bộ Công Thương đã tạo thuận lợi cho chúng tôi trong việc nhập khẩu”, ông Trần Đình Long nói.

Cũng theo ông Trần Đình Long, hiện chúng ta có 2 mỏ lớn là Quý Sa và Thạch Khê. Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, quy mô khoảng 500 triệu tấn, nằm tại Hà Tĩnh. Do đó, cần triển khai việc khai thác mỏ Thạch Khê để giải quyết cơ bản nguồn nguyên liệu hàng năm, tiết kiệm ngoại tệ.

Thủ tướng đề nghị trong các việc lớn của đất nước, các doanh nghiệp xem có thể làm được gì thì đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị trong các việc lớn của đất nước, các doanh nghiệp xem có thể làm được gì thì đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong kế hoạch 2025 - 2030 vốn đầu tư công rất lớn, trong đó đặc biệt là dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây là thời cơ rất lớn cho doanh nghiệp.

Thời gian tới, Hòa Phát có thể đầu tư nhà máy sản xuất ray, đầu tư 10 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm rất đặc thù, nếu không sử dụng cho dự án thì không biết bán cho ai. Do đó, ông Trần Đình Long cũng kiến nghị cần có 1 văn bản như một Nghị quyết để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và sản xuất sản phẩm phục vụ dự án.

“Hòa Phát xin hứa đảm bảo cung cấp thép chế tạo cho Tổng công ty đường sắt để làm dự án. Theo dự kiến, cần khoảng 10 triệu tấn thép, Hòa Phát cam kết đảm bảo số lượng 10 triệu tấn, chất lượng, tiến độ giao hàng và giá thấp hơn giá nhập khẩu”, ông Trần Đình Long nói.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm