A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới

Cộng đồng chính là chủ sở hữu nên có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản vì sự phát triển bền vững. Các chuyên gia trong và ngoài nước đã cùng nhau đánh giá sự đóng góp của di sản thế giới đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt là sự tiếp cận cộng đồng và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề này.

Sáng 21/5 tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Bộ Ngoại giao - Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững”.

Các vị lãnh đạo chủ trì Hội thảo

Kết quả tọa đàm là cơ sở khoa học các khu di sản thế giới đưa ra các phương án tiếp cận cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Vì sự phát triển bền vững

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch UBQG UNESCO Việt Nam cho biết: "Trong thời đại số, việc bảo tồn và phát huy di sản cần gắn liền với đổi mới sáng tạo ứng dụng công nghệ số, tận dụng sức mạnh truyền thông mạng xã hội, phát triển các mô hình đối tác công - tư (PPP) để lan tỏa giá trị di sản đến đông đảo công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Đặc biệt, vai trò trung tâm của cộng đồng trong quản lý và gìn giữ di sản - không chỉ với tư cách là người thụ hưởng mà là chủ thể sáng tạo. Những mô hình như tại Quần thể Danh thắng Tràng An - khu di sản hỗn hợp thiên nhiên và văn hóa duy nhất của Việt Nam cho thấy, khi người dân, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ được trao quyền và tham gia thực chất, di sản có thể trở thành nền tảng cho phát triển sinh kế, bảo vệ môi trường và gắn kết cộng đồng một cách bền vững.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch UBQG UNESCO Hoàng Đạo Cương phát biểu khai mạc Hội thảo
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch UBQG UNESCO Hoàng Đạo Cương phát biểu khai mạc Hội thảo

Với tinh thần đó, Hội thảo này là một định hướng hết sức đúng đắn, kịp thời và thiết thực, đồng thời góp phần thực hiện những nội dung quan trọng của các hội nghị quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh Tương lai (Future Summit), các cam kết tại Hội nghị P4G vừa qua - nơi Việt Nam thể hiện vai trò trách nhiệm và tích cực trong thúc đẩy hợp tác đa phương vì một tương lai xanh và bền vững".

Phát biểu chào mừng Hội thảo, bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Thủ đô Hà Nội được biết đến là “Thành phố di sản” với quỹ di sản văn hoá vô cùng phong phú, đa dạng gồm 6.494 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có những di sản mang tầm nhân loại đã được UNESCO vinh danh.

Đây cũng chính là tiềm năng, thế mạnh, là nguồn lực để Hà Nội phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch văn hóa.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của Hội thảo
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của Hội thảo

"Thành phố Hà Nội xác định “đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển bền vững”, trong đó việc bảo vệ, phát huy giá trị các di sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, của mỗi người dân.

Di sản Hoàng Thành Thăng Long
Di sản Hoàng Thành Thăng Long

Tại Hội thảo ngày hôm nay, thành phố Hà Nội mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng phát huy giá trị di sản hướng tới mục tiêu quản lý bền vững các khu Di sản, tiếp cận dựa vào cộng đồng.

Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện cộng đồng

Đặc biệt là sự ủng hộ, chia sẻ với nỗ lực của thành phố trong việc phát huy giá trị, bảo tồn di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội và phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa nhằm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”", bà Vũ Thu Hà nhấn mạnh.

Nâng cao hơn nữa nhận thức và sự tham gia của cộng đồng

Hội thảo là một sự kiện trong chuỗi các hoạt động triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021 - 2025 của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bản ghi nhớ Hợp tác Việt Nam - UNESCO giai đoạn 2021 - 2025, Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030 và các kết luận của Hội nghị Văn hoá Toàn quốc nhấn mạnh vai trò của văn hoá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương sẽ diễn ra vào thời gian tới.

ông Lazare Eloundo Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới đong góp ý kiến tại Hội thảo
Ông Lazare Eloundo Assomo - Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Hội thảo nhằm đánh giá tổng quan công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, sự đóng góp của di sản thế giới đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (đặc biệt là sự tiếp cận cộng đồng); nâng tầm và đẩy mạnh vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong chiến lược phát triển bền vững.

Kết quả tọa đàm là cơ sở khoa học các khu DSTG đưa ra các phương án tiếp cận cộng đồng vì sự phát triển bền vững của di sản.

ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đánh giá cao những kết quả mà Hà Nội đạt được trong thời gian qua trong bảo tồn di sản
Ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đánh giá cao những kết quả thành phố đạt được trong thời gian qua trong bảo tồn, phát huy giá trị của di sản

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm từ góc độ quản lý nhà nước, sở hữu di sản trong việc phát huy giá trị di sản thế giới phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của người dân.

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo giải đáp một số vấn đề mà các đại biểu đặt ra, tư vấn về chuyên môn công tác bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới trong phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế.

Hội thảo có sự sự tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện cộng đồng
Hội thảo có sự sự tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện cộng đồng

Các đại biểu, chuyên gia đã rút ra một số kiến nghị, đề xuất cho công tác quản lý di sản trong thời gian tới, bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý trong quản lý di sản; tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức và vai trò, sự tham gia của cộng đồng vì đây chính là chủ sở hữu di sản.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển du lịch bền vững; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý di sản và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm