Giá cạnh tranh tạo cơ hội thúc đẩy chuyển dịch năng lượng
Giá các công nghệ và các sản phẩm phục vụ năng lượng tái tạo đã giảm, nhờ đó đã tạo cơ hội cho chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh hơn.
Trước đây, giá công nghệ, sản phẩm phục vụ năng lượng tái tạo rất cao, cản trở chuyển dịch năng lượng. Nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt, sẽ có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, người dân tham gia mạnh mẽ hơn.
Chính sách năng lượng của Việt Nam đã thay đổi kể từ năm 2017, Việt Nam đã trải qua một chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục trong việc triển khai điện mặt trời vào năm 2019 và 2020. Cùng với đó Việt Nam đã cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), với tham vọng tăng cường giảm phát thải khí nhà kính (GHG) vào năm 2030 nhiều hơn so với Dự kiến đóng góp quốc gia tự quyết định trước đó. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì năng lượng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhật tại Việt Nam, trong đó ngành điện là ngành phát thải lớn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tới.
Một trong những thách thức đối với sự chuyển dịch năng lượng, trong đó có việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam là do giá thành của công nghệ quang điện (PV) và các sản phẩm thiết bị đi kèm vẫn còn khá đắt đỏ. Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi mà trong 2 năm gần trở lại đây giá thành của công nghệ này đã từng bước giảm và có xu hướng giảm hơn nữa trong tương lai.
Giá cạnh tranh đã giúp cho sự chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh hơn |
Theo các chuyên gia, điện mặt trời không nối lưới có giá thành sản xuất điện thấp hơn so với máy phát điện chạy xăng. Thêm vào đó, hệ thống điện mặt trời với công tơ hai chiều (nối lưới) đã trở nên kinh tế hơn và “có thể hoàn vốn trong vòng 5-10 năm” trong khi tuổi thọ kinh tế của mô hình này thường được giả định là 20 năm. Nhờ đó nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình tại Việt Nam đã chủ động lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, góp phần giảm tải cho ngành điện và thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26.
Thực tế cho thấy mục tiêu trung hòa carbon đang nhận được sự đồng thuận từ nhiều quốc gia trên thế giới bên cạnh việc năng lượng tái tạo đã trở thành nền tảng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Tại cuộc đối thoại lãnh đạo cấp cao “Stockholm +100: Định hình tương lai chung của chúng ta diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển hồi tháng 6 vừa qua, ông Li Zhenguo, người sáng lập kiêm chủ tịch công ty LONGi nhận định: Tỷ lệ năng lượng tái tạo từ quang điện mặt trời với công suất lắp đặt mới đang trở thành xu hướng chung. Vào cuối tháng 3 năm 2022, công suất lắp đặt quang điện mặt trời tích lũy toàn cầu đã thành công vượt mốc 1TW. Song song với đó, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời cũng chính thức bước vào kỷ nguyên terawatt.
“Theo dự báo, các cơ sở lắp đặt PV mới trên toàn cầu sẽ cần phải đạt công suất từ 1500GW đến 2000GW vào năm 2030 và tiếp tục duy trì 30 năm hoạt động không gián đoạn để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và thiết lập nền tảng nhằm đạt được trung hòa carbon toàn cầu”, ông Li Zhenguo chia sẻ.
Ông Li Zhenguo, người sáng lập kiêm chủ tịch công ty LONGi |
Kể từ năm 2010, sự đổi mới công nghệ quang điện mặt trời đã giảm hơn 90% chi phí điện năng và hiện là nguồn điện tiết kiệm nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Là một doanh nghiệp ủng hộ phát triển năng lượng sạch, bền vững, thời gian qua, LONGi đã liên tục đổi mới công nghệ nhằm giảm chi phí điện quang điện mặt trời, cho phép nhiều người dùng trên khắp thế giới, đặc biệt là những người ở các quốc gia và khu vực đang và kém phát triển được hưởng năng lượng sạch với giá cả phải chăng.
Đơn cử, ở các vùng sa mạc của Ai Cập và Châu Phi, những nơi cách xa lưới điện, hầu hết việc sản xuất điện phụ thuộc vào máy phát điện chạy dầu diesel. Các mô-đun của công ty này đã được tích hợp vào một hệ thống được gọi "bơm nước bằng năng lượng mặt trời không nối lưới", điều khiển các máy bơm hút nước ngầm thông qua việc phát điện quang điện mặt trời để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của người dân địa phương, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
Theo ông Li Zhenguo, những điều trên sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực vì khi nguồn năng lượng sạch với giá cả hợp lý sẽ tạo ra điều kiện để tất cả mọi người được tiếp cận. Đó cũng chính là điều cốt lõi để thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng nhanh hơn; loại bỏ bất bình đẳng toàn cầu và xây dựng một hành tinh khỏe mạnh, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển.
Ông Li Zhenguo, cũng khẳng định: “LONGi luôn coi trọng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc và đang tiếp tục tích hợp chúng vào chuỗi giá trị kinh doanh của chúng tôi. Hơn thế nữa, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc tích hợp đầy đủ các khái niệm và hành động phát triển bền vững vào các chiến lược và hoạt động của công ty”.
Đại diện LONGi cũng khẳng định, mặc dù chưa có văn phòng đại diện chính thức tại thị trường Việt Nam nhưng công ty đã và đang triển khai nhiều hoạt động phân phối, bán hàng được vận hành bởi đội ngũ nhân viên địa phương.
Công ty sẽ luôn kiên định sứ mệnh "Tối ưu hiệu quả từ năng lượng mặt trời để tạo ra một thế giới năng lượng xanh” và trung thành với triết lý thương hiệu “Ổn định, đáng tin cậy, dẫn đầu bởi công nghệ” để định hướng kinh doanh ở Việt Nam.