Nhà sáng lập Claire - English chia sẻ phương pháp học tiếng Anh hiệu quả
Phương pháp PSAP là niềm vui của nhà sáng lập Claire English trên hành trình giảng dạy tiếng Anh của mình.
Những trăn trở và quá trình hình thành PSAP
Cô Nguyễn Thu Hằng hay còn được gọi là Mrs. Claire - nhà đồng sáng lập trung tâm ngoại ngữ Claire-English từng tốt nghiệp cử nhân loại giỏi ngành Sư phạm tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội. Ra trường, cô giảng dạy tại Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, từng giữ vị trí giám đốc học thuật của các tổ chức giáo dục tiếng Anh lớn như English Hanoi, IELTS Hanoi và E&D Viet Nam – tổ chức giáo dục liên kết với các trường công lập hàng đầu Việt Nam.
Cô Hằng chia sẻ: “Trong gần 10 năm làm việc trong lĩnh vực đào tạo, tôi tham gia viết sách, giảng dạy tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ 2 cho nhiều học viên ở lứa tuổi khác nhau. Tôi luôn trăn trở về một phương pháp giúp học viên tối ưu về thời gian, công sức cũng như truyền cảm hứng cho học viên. Nếu như không lựa chọn được phương pháp tốt nhất và phù hợp nhất, bạn sẽ rất mất thời gian, công sức mà kết quả thì vẫn không được như mong đợi”.
Cô Hằng (bên trái) tham dự lễ khai giảng tại Trường Tiểu học Hồng Hà. |
Theo giáo sư Howard Gardner (Trường Đại học Harvard), mỗi cá nhân đều là một bản thể riêng biệt với 8 loại trí thông minh khác nhau. Chúng ta sẽ dễ tiếp thu kiến thức hơn khi kiến thức có liên quan tới lĩnh vực mà chỉ số thông minh cao.
Do đó, việc đầu tiên mà cô làm khi bắt đầu giảng dạy một học viên mới chính là trò chuyện, thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu cũng như trí thông minh thế mạnh của học viên, sau đó mới đưa ra chương trình học chi tiết.
Kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm của mình, cô Hằng đã đúc kết và đưa ra một phương pháp rất hiệu quả cho các học viên của mình, đó là PSAP - phương pháp xoay vòng 4 bước tiêu chuẩn: Phân tích, đưa ra chương trình học cá nhân hoá cho từng học viên (Personalization) – Luyện tập (Situation) – Đánh giá (Assessment) – Giao tiếp (Production).
Cụ thể, Personalization là phân tích cá nhân – phân tích tư duy, thế mạnh, điểm yếu, mục đích… của từng học viên để đưa ra chương trình học tối ưu và tiếp cận tiếng Anh hiệu quả.
Situation: Học viên luyện tập cùng giáo viên với chương trình đào tạo riêng và tương tác với học viên khác theo các tình huống.
Assessment: Các học viên nhận xét chéo nhau và đánh giá cuối cùng được đưa ra bởi giáo viên cho từng cá nhân.
Production: Học viên làm chủ kiến thức, chủ động giao tiếp, áp dụng linh hoạt vào đời sống hằng ngày.
Trong quá trình giảng dạy, phương pháp PSAP được các thầy cô giáo đánh giá rất cao. Thầy Ronan – người có 5 năm giảng dạy tại Đại học Oxford (Anh) và 4 năm giảng dạy tại Đại học Cambridge (Anh), từng là giám khảo kỳ thi IELTS nhận định: “Tôi khá bất ngờ về PSAP, một phương pháp đơn giản mà hiệu quả cao, giúp học viên nắm bắt kiến thức nhanh và hứng thú trong quá trình tiếp thu”.
Theo đó, để học viên sử dụng ngôn ngữ này một cách tự nhiên, trôi chảy, cô Hằng lấy “communication” - Giao tiếp và lấy học viên làm trung tâm, chú trọng kỹ năng nghe nói tiếng Anh, nâng cao kỹ năng truyền đạt thông tin, sử dụng ngôn ngữ như một công cụ hỗ trợ việc giao tiếp.
Phương pháp này giúp tăng cường sự tương tác giữa các học viên, qua đó năng lực giao tiếp cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ được nâng cao đáng kể nhờ sự toàn diện và hấp dẫn của phương pháp. Bên cạnh đó, cô cũng chỉ ra những nguyên nhân người học bị “mất gốc” tiếng Anh như: Không có môi trường để luyện tập/ sử dụng ngôn ngữ, chưa định hướng được tương lai – không có mục tiêu rõ ràng để thúc đẩy việc học ngoại ngữ.
Cô Hằng tại 1 sự kiện tổ chức cho Trường Tiểu học Thượng Thanh- Hà Nội. |
“Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp, hay nói cách khác là chương trình học mà họ lựa chọn không hiệu quả”. Đối với những học viên “mất gốc”, họ rất dễ nản chí hoặc cảm thấy ngộp nếu giáo viên “nhồi nhét” quá nhiều kiến thức và thúc ép liên tục ngay từ đầu.
“Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn làm mới các hoạt động để giờ học trở nên thú vị, hấp dẫn hơn. Học viên cảm thấy học tập nhưng không khô khan và lối mòn, chủ yếu nhờ phương pháp nhập vai thực tế (Role-play)”.
Với phương pháp nhập vai, các học viên thực hành ứng xử một tình huống giả định nào đó. Người học tạo kịch bản, nhập vai và diễn xuất, qua đó hòa mình vào môi trường tiếng Anh như thực tế, từ đó khả năng ghi nhớ, vốn từ vựng và độ phản xạ của học viên được đẩy nhanh”, cô Hằng nhấn mạnh.
Những niềm vui
Cô Hằng kể, trong gần 10 năm giảng dạy và áp dụng phương pháp PSAP, cô đã đồng hành cùng rất nhiều các bạn học viên và đều giúp các bạn gặt hái được những thành quả tốt.
Trong đó, cô không thể quên Phùng Thị Mỹ Uyên – một học sinh mà cô đã dạy suốt các năm học tiểu học cho tới khi em đạt học bổng toàn phần trung học Singapore – ASEAN năm 2022.
Phùng Thị Mỹ Uyên (bên trái) – một học sinh mà cô đã dạy suốt các năm học tiểu học. |
“Buổi đầu tiên dạy Uyên, em thậm chí không phát âm chuẩn những âm cơ bản trong tiếng Anh. Em chỉ ngây ngô học thuộc những công thức ngữ pháp khô khan và loay hoay không thể nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.
Tôi ngồi lại với Uyên, phân tích mục tiêu, điểm mạnh, điểm chưa mạnh của em và đưa ra giáo trình học tập phù hợp. Chỉ sau 1 năm đồng hành cùng nhau, Mỹ Uyên đã đạt giải xuất sắc Toefl Primary toàn TP. Hà Nội, đạt Huy chương Bạc cuộc thi hùng biện khoa học bằng tiếng Anh khu vực châu Á cho học sinh THCS và đạt học bổng toàn phần Trung học Singapore – ASEAN. Hiện Uyên đang theo học Trường Nữ sinh Singapore (SINGAPORE CHINESE GIRLS’ SCHOOL (SCGS))”, cô Hằng phấn khởi chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Thuý, 62 tuổi là một học viên đặc biệt khiến cô nhớ mãi. Bà Thuý tình cờ biết đến cô Hằng qua mạng xã hội. Với xuất phát điểm tiếng Anh là con số 0, cộng với rào cản về tuổi tác cũng như khoảng cách địa lý, hai “cô trò” quyết định học online. Sau 3 tháng, bà Thuý đã có thể giao tiếp một cách tự tin, tự nhiên với người nước ngoài.