Dưỡng gan chính là tăng tuổi thọ, bàn chân xuất hiện 3 dấu hiệu là tín hiệu gan "cầu cứu"
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh và lâu dài, chúng ta phải học cách duy trì các cơ quan khác nhau của cơ thể, đặc biệt là gan.
Cơ thể chúng ta có "người dọn dẹp", đó là gan. Gan là mô trao đổi chất lớn nhất của cơ thể, có thể giúp chúng ta loại bỏ độc tố, duy trì môi trường trong cơ thể. Nhưng gan là cơ quan "im lặng nhất". Một khi gan có vấn đề, thường sẽ không cảm thấy đau đớn, cho đến khi phát hiện ra thì gan đã bị tổn thương.
Vậy, làm thế nào chúng ta có thể xác định nếu gan có tổn thương?
Nếu gan bị bệnh, bàn chân sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu, đó là "tín hiệu cầu cứu"!
1. Móng tay chân chuyển màu vàng
Nói chung, móng chân của chúng ta chủ yếu là màu hồng, kết cấu cứng, không dễ gãy. Một khi gan có vấn đề, móng chân rất dễ bị gãy, sau đó chuyển màu vàng.
Gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng tạo máu của cơ thể con người. Lòng bàn chân là vị trí cuối cùng của cơ thể con người, nếu máu không thể cung cấp kịp thời cho bàn chân, sẽ dẫn đến lòng bàn chân trở nên nhợt nhạt. Lúc này bạn cũng dễ xuất hiện tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác.
Nếu gan có vấn đề, các đường vân trên bàn chân, bàn tay cũng sẽ thay đổi. Một số người sẽ xuất hiện nếp nhăn ở bàn tay, nứt bàn chân, khô bàn chân và các triệu chứng khác. Đó là bởi vì gan bị tổn thương, độc tố trong cơ thể sẽ theo dòng chảy của máu, tích lũy ở ngón chân, dẫn đến bàn chân khô nứt.
5 thói quen xấu khiến gan "bị thương"
1. Uống rượu
Uống rượu không chỉ không tốt cho sức khỏe, mà còn gây hại cho gan. Rượu xâm nhập vào cơ thể, sẽ tạo ra nhiều chất có hại cho các tế bào gan, do đó phá hủy sự trao đổi chất của gan, gây tổn thương tế bào gan, dễ dẫn đến viêm gan do rượu.
2. Hút thuốc
Thuốc lá sau khi đốt cháy sẽ giải phóng nicotine, tar và các chất độc hại khác. Những chất độc hại này không chỉ có thể gây tổn thương phổi, mà còn xâm nhập vào máu. Do đó làm trầm trọng thêm sự trao đổi chất của gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan, gây ra bệnh gan.
3. Thiếu ngủ
Nếu thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ trong một thời gian dài, sẽ gây ra một số thiệt hại cho sức khỏe của gan. Bởi vì các tế bào gan không thể nghỉ ngơi đầy đủ, gan bị hư hỏng không thể sửa chữa, dẫn đến rối loạn chuyển hóa của gan. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến cơ thể trong một thời gian dài.
Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo trong một thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm sự trao đổi chất của gan. Hơn nữa, nếu ăn quá nhiều chất béo, nó có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể, gan tích tụ quá nhiều chất béo, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
5. Dễ cáu kỉnh
Tâm trạng con người không thể tránh khỏi trở nên khó chịu vì những thay đổi trong môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực lâu dài có thể gây hại cho cơ thể. Trong cuộc sống, tất cả mọi người nên duy trì một thái độ lạc quan và tích cực để đạt được mục tiêu điều hòa gan.
1. Uống nhiều nước
Những người có chức năng gan kém có thể uống nhiều nước hơn. Uống nhiều nước thúc đẩy hoạt động của các tế bào gan, giúp loại bỏ chất thải trao đổi chất trong cơ thể. Điều này đóng một vai trò trong việc bảo vệ gan .
Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống các loại trà có lợi cho gan như trà hoa cúc. Và đối với một số người có gan nóng, uống một ít trà hoa cúc cũng có thể làm giảm hiệu quả.
2. Ngủ sớm và dậy sớm
Giấc ngủ đầy đủ có lợi ích lớn đối với sự phục hồi của gan. Nếu thức khuya kéo dài sẽ gây ra thiếu ngủ, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, chức năng gan cũng sẽ bị ảnh hưởng.
https://afamily.vn/duong-gan-chinh-la-tang-tuoi-tho-ban-chan-xuat-hien-3-dau-hieu-la-tin-hieu-gan-cau-cuu-20220612102408188.chn