Xuất nhập khẩu 4 tháng/2022: Những tín hiệu đáng mừng
Sau khi tăng trưởng 75% trong năm 2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 3 con số trong 3 tháng đầu năm 2022.
Trong đó xuất khẩu đạt 122,36 tỷ USD (tăng hơn 13%); nhập khẩu đạt 119,83 tỷ USD (tăng 15,7% so với cùng năm trước).
Những con số trên đầy hàm chứa nhiều ý nghĩa tích cực.
Thứ nhất, đây là biểu hiện cụ thể sự phục hồi và phát triển đang trên đà mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta sau những thử thách nghiệt ngã của đại dịch Covid-19. Đó cũng là minh chứng về tính đúng đắn của những quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta, đặc biệt là việc xác lập nhiệm vụ nhanh chóng đưa nền kinh tế xã hội nước ta trở về trạng thái bình thường mới, tạo điều kiện thông thoáng cho sản xuất, kinh doanh phát triển.
Ảnh minh họa |
Thứ hai, ngành Công Thương với chức năng vừa tham mưu cho Chính phủ vừa là lực lượng chủ công triển khai các chủ trương bảo đảm cho chuỗi cung ứng không bị đứt gãy ở trong nước cũng như với bạn hàng quốc tế, theo đó đã duy trì và mở rộng xuất, nhập khẩu với các thị trường có tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU… Cần nhấn mạnh thêm rằng, cùng với chủ trương đúng, ngành đã đồng thời phối hợp các ngành chức năng rà soát các cơ chế, chính sách và xây dựng, hoàn thiện một số cơ chế , chính sách mới phù hợp tình hình sau đại dịch. Đó là cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp, người lao động yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, trong quá trình triển khai chiến lược xuất khẩu, chúng ta đã cố gắng tạo điều kiện khích lệ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu có hàm lượng trí tuệ cao nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao phát huy mạnh mẽ tiềm năng vốn có. Chúng ta vui mừng nhận thấy, trong giá trị xuất khẩu ngày càng tăng cao, có 15 mặt hàng xuất khẩu trong quý I đạt trên 100 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng đạt 5 tỷ USD, như điện thoại và linh kiện điện tử, máy tính và và linh kiện, máy móc thiết bị, dệt may, giày dép. Các nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản; công nghiệp chế biến, nông lâm sản, thủy sản đang có chiều hướng tăng nhanh lượng hàng xuất khẩu - điều đó huy động được sức mạnh tổng hợp các lực lượng tham gia xuất nhập khẩu.
Thứ tư, xét trên tổng thể, chúng ta vừa chú ý xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao vừa khuyến khích những doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực tham gia làm hàng xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa. Như vậy, chúng ta một mặt giải quyết vấn đề kinh tế, đồng thời giải quyết vấn đề xã hội, chăm lo tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động lớn ở nông thôn, tạo điều kiện cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân và ngư dân – một lực lượng đông đảo của xã hội hiện nay; trên cơ sở đó củng cố sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân ngày thêm bền chặt – cơ sở tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, từ những tín hiệu tích cực nêu trên, chúng ta cần tiếp tục thấm sâu bài học: Trong quá trình phát triển kinh tế, cùng lúc chúng ta phải giải quyết hài hòa 2 nhân tố quan trọng là nhanh và bền vững. Ở bình diện xuất nhập khẩu, chúng ta cần hết sức chú ý các điều kiện phát triển bền vững về chất lượng các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng có hàm lượng trí tuệ cao; duy trì sự bền vững các thị trường và đối tác làm ăn, chủ động dự báo những biến động ở trong nước và thế giới để xây dựng những bản ứng phó phù hợp.