A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển bền vững và ESG san bằng sân chơi không bình đẳng

"ESG mang lại danh tiếng cho doanh nghiệp, sự công nhận của thị trường và giá trị doanh nghiệp." - Ông Darryl Dong - Kinh tế trưởng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) nó

Phát triển bền vững và ESG san bằng sân chơi không bình đẳng

"ESG là năng lực cạnh tranh ở xu thế hiện tại. Văn hoá Doanh nghiệp là nền tảng, cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững, làm thế nào để xây dựng ESG phù hợp với năng lực, chiến lược với doanh nghiệp của mình." - Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại Diễn đàn nữ doanh nhân mùa thu với chủ đề “Phát triển bền vững: Góc nhìn từ Văn hóa doanh nghiệp & Quản trị công ty”  do Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) tổ chức với sự đồng hành của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), và Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD).

Phát triển bền vững và ESG san bằng sân chơi không bình đẳng

Phát triển bền vững không còn là chủ đề mới, mà đã trở thành một xu hướng tất yếu hiện nay. Phát triển bền vững gắn với ESG được coi như một cơ hội để phát triển cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, không chỉ các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn mà ngày cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết đưa mức phát thải nhà kính tại Việt Nam về 0 (net-zero). Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” nhằm thúc đẩy và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện. Vừa qua, Chính phủ cũng đã phê duyệt “Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030”. Trong đó, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng doanh nhân được nhấn mạnh như là một yếu tố thúc đẩy thành công các mục tiêu này.

Phát triển bền vững và ESG san bằng sân chơi không bình đẳng - Ảnh 1.

Ông Darryl Dong - Kinh tế trưởng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phát biểu trực tuyến

Ông Darryl Dong - Kinh tế trưởng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam chia sẻ, phụ nữ Việt Nam luôn phải đối mặt với những thiệt thòi. Họ phải chịu những tác động không cân xứng từ biến đổi khí hậu và tỷ trọng của họ trong lực lượng lao động thấp hơn đáng kể, 70% đối với phụ nữ so với 80% so với nam giới.  Về tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ lãnh đạo phải đối mặt với khoảng cách tài chính rất lớn hàng năm là 1,2 tỷ USD so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nam giới lãnh đạo. Bên cạnh đó, tại các doanh nghiệp Việt Nam, phụ nữ rất ít được đại diện, chỉ chiếm 18% số ghế trong hội đồng quản trị.

Và ESG chính là vũ khí để họ hỗ trợ công ty và nâng cao vị thế của mình để cạnh tranh tốt hơn và vượt qua những đối thủ khác. “ESG san bằng sân chơi không bình đẳng. ESG mang lại danh tiếng cho doanh nghiệp, sự công nhận của thị trường và giá trị doanh nghiệp. Các nhà đầu tư ngày nay đang tìm kiếm những đối tác có nền tảng quản trị vững chắc, vượt xa hiệu quả tài chính, để quản lý rủi ro, nâng cao vị thế doanh nghiệp, giảm chi phí, đảm bảo nhân sự và tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan.” - Ông Darryl Dong nói

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng của phát triển bền vững

Nói về văn hóa doanh nghiệp của PNJ, bà Trần Phương Ngọc Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT PNJ, Trưởng tiểu ban ESG chia sẻ, PNJ có 5 giá trị văn hóa nhưng chính trực luôn luôn được xem là nền tảng, được thể hiện ở chỗ ban lãnh đạo luôn thẳng thắn nhìn lại quyết định của mình là phù hợp hay chưa phù hợp, sẵn lòng trao đổi. Khi đội ngũ nhân viên nhìn thấy điều đó, họ được củng cố cái văn hóa chính trực, sinh ra sự đồng lòng của tổ chức, rồi mới có sự kiên định.

Bên cạnh đó, PNJ có lịch sử 35 năm và mỗi lần bước qua những chu kỳ của nền kinh tế, PNJ đều có những bước chuyển mình rất kịp thời nhờ văn hóa học hỏi, văn hóa tái cấu trúc ngay cả khi thị trường thuận lợi của doanh nghiệp.

Phát triển bền vững và ESG san bằng sân chơi không bình đẳng - Ảnh 2.

Là một doanh nghiệp gia đình, cổ đông đều là thành viên trong gia đình, bà Nguyễn Thị Vinh, Tổng giám đốc Công ty CPTM Thái Hưng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là văn hóa chia sẻ, văn hóa ngôi nhà chung.

Với bà, đối tác không phải khách hàng mà là bạn hàng. "Các cụ có câu giàu vì bạn, điều đó xuất phát từ văn hóa của người Việt, văn hóa của Thái Hưng đó là trước khi là bạn hàng chúng ta là bạn tốt và người bạn tốt sẽ là khách hàng tốt." - Bà Vinh nói. Mối quan hệ của Thái Hưng với bạn hàng là mối quan hệ win – win, cùng chiến thắng, cùng chia sẻ rủi ro, chia sẻ lợi nhuận luôn xuyên suốt. Vì vậy, hệ thống khách hành của Thái Hưng hiện tại đang có trên 3.000 đối tác trên toàn quốc và nước ngoài luôn luôn đồng hành cùng sự phát triển của công ty.

Đối với người lao động, trong 30 năm hình thành và phát triển , Thái Hưng có những trường hợp đến 3 thế hệ từ bà đến mẹ đến cháu đang làm việc cho Thái Hưng. Công ty cũng đánh giá thu nhập cho người lao động là 1 trong 5 chỉ tiêu quyết định tốc độ tăng trưởng của công ty.

Bà Hà Thị Vinh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh chia sẻ, bà rất thích làm các công tác xã hội, quan điểm của bà là phải "Trong ấm ngoài êm". Khi bắt đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ năm 2003, bà đã xây dựng 2 quỹ: Quỹ tương thân tương ái và Quỹ khuyến học. Quỹ tương thân tương ái sẽ kêu gọi mỗi nhân viên đóng góp dưới kiểu cho công ty vay với mức 50.000 đồng/người/tháng, tiền quỹ sẽ để cho nhân viên trong công ty, trong nhà máy gặp khó khăn có thể vay không lãi suất. Còn quỹ khuyến học, vào 1/6 hàng năm, Gốm sứ Quang Vinh sẽ để tổ chức trại hè cho các bé, tổ chức thăm quan nhà máy, trao thưởng cho các bạn học giỏi, …

Phát triển bền vững và ESG san bằng sân chơi không bình đẳng - Ảnh 3.

Từ 3 trường hợp trên có thể thấy văn hóa doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong phát triển bền vững. Văn hóa kinh doanh có thể sẽ không giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ngay tức thì, nhưng đây sẽ là nền tảng giúp ngày càng tăng ngưỡng chịu đựng, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, vượt qua mọi thử thách.

Bà Hà Thị Vinh đã gửi gắm tới các nữ doanh nhân, đây là cơ hội cho chúng ta thể hiện bản lĩnh của người phụ nữ “Người chèo thuyền giỏi không đến từ vùng biển lặng sóng”.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm