Cần một tổng chỉ huy để liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang với trung tâm vùng là TP.HCM. Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết 53 (2005-2022), đến nay Vùng đã có những thành công nhất định trong phát triển kinh tế xã hội.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang với trung tâm vùng là TP.HCM. Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết 53 (2005-2022), đến nay Vùng đã có những thành công nhất định trong phát triển kinh tế xã hội.
Vai trò và định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được xác định trong Nghị quyết số 53 ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 27 ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 52.
Hơn 17 năm qua, Vùng đã đạt được những thành tựu nhất định khi GRDP và thu nhập bình quân đầu người luôn dẫn đầu cả nước. Song vẫn còn những vấn đề đặt ra trong liên kết vùng và về thể chế để phát huy hết tiềm năng của Vùng.
Hợp tranh chứ không nên cạnh tranh
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang với trung tâm vùng là TP.HCM. Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết 53 (2005-2022), đến nay Vùng đã có những thành công nhất định trong phát triển kinh tế xã hội.
Có thể nói, đây là vùng kinh tế năng động nhất cả nước, thể hiện qua các chỉ tiêu đóng góp về GDP, đóng góp ngân sách Nhà nước, phát triển công nghiệp. Dù diện tích Vùng chỉ chiếm 9,2%, dân số chiếm 17,7% cả nước nhưng Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam tạo ra khoảng 46,3% GDP vào năm 2019, đóng góp từ 46%-50% ngân sách quốc gia mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người của Vùng và TP.HCM cao gấp 1,5-1,7 lần so với mức thu nhập trung bình của cả nước.
Những con số tăng trưởng gần đây cho thấy, hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là hoàn toàn đúng hướng. Với tiềm năng sẵn có, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Song vấn đề quy hoạch và thể chế phát triển đang “kìm nén” sức bật kinh tế của Vùng.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho biết, từ năm 2013, Chính phủ lập quy hoạch vùng TP.HCM, gồm 17 đô thị lớn tạo thành một chuỗi đô thị của Vùng; quy hoạch cũng giúp TP.HCM không trở thành nơi tập trung phần lớn dân cư, bởi xung quanh đã hình thành một chuỗi đô thị của Vùng. Song, việc quy hoạch mang tính định hướng còn thực tế triển khai chưa khả thi nên tạo ra những điểm nghẽn trong phát triển. Một trong những điểm nghẽn đó là kết cấu hạ tầng giao thông. Cụ thể như hệ thống giao thông kết nối vùng và nội đô TP.HCM là Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4… cả quá trình dài thời gian gần đây, Vành đai 3 mới thực sự khởi động.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho biết thêm: "Tiếp theo Vành đai 3 là phải làm Vành đai 4 và hoàn tất đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch. Và phải khẩn trương TP.HCM và Tây Ninh làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và đặc biệt đường cao tốc nối TP.HCM - thành phố Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Đây là những công trình giao thông tôi nghĩ rằng phải làm sớm trong những năm sắp tới thì khai thông được giao thông vùng".
Bên cạnh đó, những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm cũng khiến các địa phương trong vùng có sự cạnh tranh với nhau, dẫn tới việc liên kết vùng không khả quan. Điều này được thể hiện qua việc thu hút nguồn lực của các địa phương, dẫn tới việc người lao động đổ dồn về thành thị trung tâm để sản xuất. Từ đó, dẫn tới những đô thị trung tâm quá sức chịu đựng, còn một số khu vực không còn động lực phát triển.
Ông Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện kinh tế và Quy hoạch TP.HCM cho rằng, đối với những địa phương trong vùng, để tạo sự liên kết, phát huy thế mạnh riêng thì không nên mang tính cạnh tranh mà phải là hợp tranh.
Theo ông Thắng: "Còn hai nơi đều tốt thì có yếu tố cạnh tranh nhất định nhưng mà vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Trong cạnh tranh nếu anh có phần nào mạnh hơn tôi thì anh chủ động nắm đầu mối, còn tôi mạnh hơn thì tôi chủ động đầu mối đó. Trên nguyên tắc có sự đồng tiếng linh hoạt, tích cực khéo léo".
Cần một tổng chỉ huy của Vùng
Theo GS.TS Nguyễn Thị Cành - Cố vấn Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Tài chính - Trường đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM, một trong những “điểm nghẽn” khiến Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn là do chính sách và quy định về liên kết vùng chưa đủ mạnh, bộ máy điều phối vùng hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý, cơ chế thực thi thiếu hiệu nghiệm.
Bên cạnh đó, Hội đồng vùng chỉ như vai trò cầu nối phối hợp giữa các tỉnh hơn là vai trò điều phối. Các quyết định, Nghị quyết của hội đùng vùng chỉ mang tính chất khuyến khích thực hiện mà chưa có cơ chế ràng buộc.
GS.TS Nguyễn Thị Cành cho rằng, cần tổ chức lại bộ máy, nâng cao vị trí vai trò của Hội đồng vùng. Hội đồng vùng được thành lập như một cơ quan chuyên trách của Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp và sử dụng ngân sách.
"Như vậy thì mình phải củng cố lại hội đồng vùng, cho họ quyền lực, ngân sách, đội ngũ chuyên môn để thực hiện. Cái này cần một đề án nghiêm túc và sẽ được các ban ngành, Quốc hội thông qua. Qua đó để làm sao nó có hiệu lực và hoạt động cho tốt" - GS.TS Nguyễn Thị Cành nhấn mạnh.
Trong thế giới đầy biến động, mỗi cơ hội đến rất nhanh và trôi qua rất nhanh, nên nếu không được nâng cao quyền tự quyết sẽ rất khó tạo nên những đột phá trong liên kết vùng. Tiến sĩ Trần Nguyên Đán - Giảng viên đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: Để phát huy được sức mạnh trong liên kết vùng thì phải có một người được phân công, chịu trách nhiệm yêu cầu các địa phương cùng chia sẻ. Bởi chia sẻ ở đây là để phát triển Vùng một cách toàn diện, nhìn rộng ra là phát triển đất nước một cách toàn diện.
"Người đó phải có thực quyền và có tư duy về hướng là cả nước phát triển tốt từ hạt nhân này ra. Tôi thấy cần phải có một người tổng chỉ huy cho khu vực trọng điểm này. Người đó phải có quyền tự quyết được và phải làm rất nhanh rất mạnh" - Tiến sĩ Trần Nguyên Đán bày tỏ.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng động lực phát triển của cả nước. 17 năm sau thực hiện Nghị quyết 53, rõ ràng là đến nay sự phát triển của vùng còn rất nhiều hạn chế bởi mối liên kết của các địa phương còn chưa vững chặt. Cho nên, để tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển, tạo sức bật cho Vùng động lực kinh tế của cả nước rất những cơ chế, chính sách và thể chế phù hợp, thực hiện giao quyền và giao trách nhiệm cụ thể xây dựng mối liên kết và phát triển Vùng./.