A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp Phần Lan muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng

Mới đây, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam và các doanh nghiệp Phần Lan để trao đổi về phương hướng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa hai nước. Doanh nghiệp Phần Lan muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao mối quan hệ hợp tác song phương tốt đẹp giữa hai nước, cùng tiềm năng lợi thế to lớn trong quan hệ kinh tế thương mại, đồng thời hoan nghênh các doanh nghiệp Phần Lan tích cực tham gia vào quá trình này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều và phát triển kinh tế hai nước. Nhân dịp này, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam bày tỏ mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Phần Lan mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư vào thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng. Đại sứ cho biết, một số doanh nghiệp, Tập đoàn hàng đầu của Phần Lan có thế mạnh về khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực năng lượng, do đó mong muốn được nghiên cứu, đầu tư và triển khai dự án điện linh hoạt ICE tại tỉnh Ninh Bình với đối tác Việt Nam. Đại sứ khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp Phần Lan cam kết đầu tư lâu dài vào thị trường Việt Nam, hỗ trợ cho lộ trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Hoan ngênh đề xuất, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài khi nằm trong 15 quốc gia có môi trường thu hút FDI tốt nhất, luôn là 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm luôn được duy trì ở mức cao. Bộ trưởng đã có những chia sẻ về định hướng phát triển các nguồn năng lượng trong Quy hoạch điện VIII để đạt mục tiêu trung hòa cacbon của Việt Nam vào năm 2050 cùng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ trưởng đề nghị phía Tập đoàn Phần Lan và doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng, để có thể xây dựng một phương án khả thi, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, giá thành điện năng phù hợp với mức chi trả của đối tượng sử dụng sau khi dự án vận hành, để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét theo đúng quy định hiện nay.

Mới đây, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam và các doanh nghiệp Phần Lan để trao đổi về phương hướng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa hai nước.

undefined
Doanh nghiệp Phần Lan muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao mối quan hệ hợp tác song phương tốt đẹp giữa hai nước, cùng tiềm năng lợi thế to lớn trong quan hệ kinh tế thương mại, đồng thời hoan nghênh các doanh nghiệp Phần Lan tích cực tham gia vào quá trình này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều và phát triển kinh tế hai nước.

Nhân dịp này, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam bày tỏ mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Phần Lan mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư vào thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng. Đại sứ cho biết, một số doanh nghiệp, Tập đoàn hàng đầu của Phần Lan có thế mạnh về khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực năng lượng, do đó mong muốn được nghiên cứu, đầu tư và triển khai dự án điện linh hoạt ICE tại tỉnh Ninh Bình với đối tác Việt Nam. Đại sứ khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp Phần Lan cam kết đầu tư lâu dài vào thị trường Việt Nam, hỗ trợ cho lộ trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

Hoan ngênh đề xuất, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài khi nằm trong 15 quốc gia có môi trường thu hút FDI tốt nhất, luôn là 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm luôn được duy trì ở mức cao.

Bộ trưởng đã có những chia sẻ về định hướng phát triển các nguồn năng lượng trong Quy hoạch điện VIII để đạt mục tiêu trung hòa cacbon của Việt Nam vào năm 2050 cùng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ trưởng đề nghị phía Tập đoàn Phần Lan và doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng, để có thể xây dựng một phương án khả thi, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, giá thành điện năng phù hợp với mức chi trả của đối tượng sử dụng sau khi dự án vận hành, để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét theo đúng quy định hiện nay.


Tác giả: Thực hiện Hoàng Hòa - Cấn Dũng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm kiếm

Tìm kiếm