A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin Năng lượng Quốc tế 9/8: Nội các Ả Rập Xê-út ủng hộ chính sách của OPEC+

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 9/8: Nội các Ả Rập Xê-út ủng hộ chính sách của OPEC+

1. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 82,73 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 86,17 USD/thùng.

Giá dầu có dấu hiệu đi xuống sau nhiều tuần tăng giá trước đó. Nguyên nhân chính là do sức ép từ nền kinh tế yếu kém của Trung Quốc trong tháng 7, từ việc xuất nhập khẩu hàng hóa đến nhập khẩu dầu. Cụ thể, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 14,5% và nhập khẩu sụt giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2022. Về xuất khẩu dầu, dù lượng xuất khẩu của Trung Quốc tăng 17% so với năm ngoái nhưng với tháng 6 trước đó thì đã thấp hơn 18,8%.

2. Nội các Ả Rập Xê-út, hay còn gọi là Hội đồng Bộ trưởng, đã thể hiện sự ủng hộ đối với những gì họ coi là các biện pháp phòng ngừa mà OPEC+ thực hiện để ổn định thị trường dầu mỏ.

Các quan chức Ả Rập Xê-út cho biết họ sẽ tiếp tục tăng cường các nỗ lực phòng ngừa của OPEC+ để hỗ trợ sự ổn định của thị trường dầu mỏ.

3. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã nâng triển vọng giá dầu thô Brent giao ngay trong năm nay và năm tới, theo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) của cơ quan này vừa được công bố hôm 8/8.

EIA nhận thấy giá dầu thô Brent trung bình là 82,62 USD/thùng trong năm nay - mức điều chỉnh tăng khoảng 4 USD/thùng, STEO cho thấy. Trong năm tới, EIA dự đoán giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 86,48 USD/thùng, điều chỉnh tăng khoảng 2 USD/thùng, tương đương 3,6%.

4. Chính phủ Na Uy đã phê duyệt một dự án của ông lớn năng lượng Equinor và các đối tác cho hoạt động trong tương lai của mỏ khí đốt Snøhvit và nhà máy Hammerfest LNG, bao gồm cả điện khí hóa nhà máy từ năm 2030.

So với đơn của nhà điều hành, nhà chức trách Na Uy đã lùi thời điểm bắt đầu điện khí hóa thêm 2 năm, từ 2028 đến 2030.

5. Ngành công nghiệp dầu mỏ, bao gồm các ông lớn BP, Shell và TotalEnergies, là ngành chịu tổn thất tài chính lớn nhất khi "quay lưng" với Nga, một phân tích của Financial Times đã tiết lộ.

Trong tổng số thiệt hại khoảng 100 tỷ euro, tương đương khoảng 110 tỷ USD, khoản lỗ của các ông lớn dầu khí chiếm khoảng 40%. Tiếp theo là ngành tiện ích, chiếm hơn 15% tổng thiệt hại.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm kiếm

Tìm kiếm