A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/11: OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/11: OPEC tiếp tục hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu

1. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 85,87 USD/thùng - giảm 3,47%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 92,51 USD/thùng - giảm 3,63%.

Giá dầu giảm do đồng USD hiện tại đang ổn định, kéo giá xuống, trong khi dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Trung Quốc làm tiêu tan hy vọng mở cửa kinh tế nhanh chóng tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

2. Giá khí đốt tự nhiên chuẩn ở châu Âu và Mỹ đã tăng vọt vào ngày đầu tuần (14/11) khi các dự báo cho thấy nhiệt độ dưới mức bình thường trên hầu hết nước Mỹ và xuất hiện một đợt lạnh ở Tây Bắc châu Âu trong tuần này.

Giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu tại trung tâm TTF ở Hà Lan đã tăng 11% vào đầu ngày 14/11 và quay trở lại trên ngưỡng 103 USD (100 euro) mỗi MWh, sau khi đã giao dịch dưới mức đó trong vài tuần qua.

3. Những bất ổn kinh tế toàn cầu được dự báo trong những tháng tới đã khiến OPEC ngày 14/11 cắt giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay và năm tới. Đây đã là lần tổ chức này hạ dự báo lần thứ năm kể từ tháng 4/2022.

OPEC đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2022 và 2023 xuống 100.000 thùng mỗi ngày so với ước tính của tháng trước do chính sách Covid-19 vẫn còn nghiêm ngặt của Trung Quốc và những thách thức kinh tế ở châu Âu.

4. Trong nhiều tháng, Mỹ đã nhiều lần cố gắng ép buộc Ấn Độ cắt đứt quan hệ với Nga. Tuy nhiên, New Delhi tiếp tục bác bỏ những nỗ lực của Mỹ nhằm buộc nền kinh tế của họ phải phục tùng các mệnh lệnh của Washington.

Vụ ồn ào mới nhất liên quan đến việc G7 muốn áp giá trần đối với dầu của Nga và lệnh cấm của EU và Vương quốc Anh đối với vận chuyển và các dịch vụ liên quan đối với dầu thô của Nga. Song Ấn Độ tiếp tục không quan tâm đến việc tham gia sáng kiến ​​do Mỹ dẫn đầu khi được giảm giá dầu từ Nga và muốn duy trì mối quan hệ với một đối tác chiến lược lâu năm.

5. Theo Reuters, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc dường như đang giảm tốc độ mua dầu thô của Nga cho các đợt giao hàng vào tháng 12 và Trung Quốc đang trả phí bảo hiểm thấp hơn do các lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực vào ngày 5/12 đang đến gần, cùng với "bóng ma" về trần giá của G7.

Sự chậm lại trong dòng chảy dầu thô của Nga đang khiến dầu thô tích tụ, gây áp lực lên giá dầu thô, vì Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành một phần xuất khẩu lớn của Nga kể từ khi xảy ra xung đột tại Ukraine.

Bình An

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm