A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách tiền lương mới cho giáo viên được đề xuất như thế nào?

Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất chính sách tiền lương mới cho giáo viên theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo…

Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo (Luật Giáo dục 2019). Theo đó, giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sẽ được xếp ở hệ số lương khởi điểm 2,10; giáo viên tiểu học và THCS xếp ở hệ số lương khởi điểm là 2,34.

Việc xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo đã giúp cho giáo viên mới ra trường cải thiện một phần thu nhập.

Chính sách tiền lương mới cho giáo viên được đề xuất như thế nào?
Đề xuất chính sách tiền lương mới cho giáo viên

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với các bộ/ngành liên quan đề xuất chính sách tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/CP; phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.

Những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm nâng mức thu nhập cho giáo viên như phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề, mở rộng tiêu chuẩn, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho giáo viên, nhân viên... Tuy nhiên, so với biến động về giá cả hàng hóa và tình hình kinh tế - xã hội hiện nay thì thu nhập của giáo viên vẫn đang ở mức thấp.

Đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo với kỳ vọng phần nào giải quyết được thực trạng nhiều nhà giáo bỏ việc thời gian qua. Theo thống kê, từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2023, hơn 40.000 giáo viên mầm non, phổ thông bỏ việc, nguyên nhân chủ yếu do lương thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm