A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung Quốc sở hữu công nghệ “khủng” khiến các nước BRICS rất muốn có và đã giúp Brazil giải quyết vấn đề lớn

Trung Quốc đã phát triển thành công công nghệ “khủng” khiến các nước trong khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đang rất cần.


Trung Quốc sở hữu công nghệ “khủng” khiến các nước BRICS rất muốn có và đã giúp Brazil giải quyết vấn đề lớn

Cơ sở hạ tầng và năng lượng mới là những lĩnh vực hợp tác chính giữa các nước BRICS. Một trong những dự án lớn mà Trung Quốc đã giúp đỡ nước trong khối BRICS đó là dự án truyền tải điện UHV DC của nhà máy thủy điện Belo Monte ở Brazil, do Tập đoàn Lưới điện Nhà nước Trung Quốc xây dựng, truyền trực tiếp các nguồn điện ở miền bắc Brazil đến trung tâm phụ tải ở phía đông nam, giải quyết vấn đề lâu dài về truyền tải năng lượng đường dài ở Brazil.

Ông Ma Shang, đại sứ Brazil tại Trung Quốc, cho biết, Trung Quốc đã giúp Brazil tạo ra điện ở phía bắc, nhưng cần truyền điện được tạo ra về phía đông nam. Khoảng cách giữa 2 khu vực này lên tới 2.000 – 3.000 km. Chỉ có Trung Quốc mới có khả năng và thiết bị để thực hiện điều này. Bởi vì đang sở hữu công nghệ truyền tải điện hiện đại, thông minh nhất thế giới nên Trung Quốc đã giúp Brazil giải quyết vấn đề lớn này.

Công nghệ Trung Quốc sử dụng để giúp Brazil đó là công nghệ truyền tải điện thông minh UHV kết hợp công nghệ máy bay không người lái (UAV) và mạng 5G. Tại cơ sở thí nghiệm truyền tải điện UHV ở Bắc Kinh, máy phát điện áp một chiều trong cơ sở thí nghiệm UHV có thể tăng điện áp lên 2.400 kV, tương đương với điện áp dân dụng gấp nhiều lần.

Truyền tải điện UHV sử dụng nhiều kỹ thuật tầm cỡ thế giới. Công nghệ này có hiệu quả cao, tốn ít diện tích và có tính an toàn cao. Công nghệ này có thể thực hiện truyền tải điện hàng nghìn km, hàng chục triệu kW và có thể kết nối với các lưới điện xuyên quốc gia và xuyên lục địa.

Theo ông Zhang Yibin, người phát ngôn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Internet Năng lượng, Nga và các nước BRICS khác có lãnh thổ rộng lớn và tất cả đều phải đối mặt với vấn đề về khoảng cách giữa các nguồn năng lượng và trung tâm phụ tải khá lớn.

Ông Zhang Yibin nhấn mạnh, các nước BRICS là những quốc gia có động lực phát triển mạnh. Đặc biệt là về kết nối cơ sở hạ tầng năng lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Do đó, việc phát triển thành công công nghệ truyền tải điện thông minh UHV kết hợp công nghệ máy bay không người lái (UAV) và mạng 5G của Trung Quốc khiến các nước BRICS rất muốn sở hữu.

Trên thực tế, việc kiểm tra các kênh truyền tải điện dày đặc gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, với sự phát triển của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, 5G… việc kiểm tra các kênh truyền tải điện thông qua công nghệ UAV của Trung Quốc đã giải quyết nhu cầu vận hành và bảo trì các kênh truyền tải điện một cách an toàn và hiệu quả.

Trong đó, công nghệ 5G mang đến những ưu điểm vượt trội như độ trễ mạng thấp, băng thông lớn và hiệu suất truyền dữ liệu cao. Vì vậy, công nghệ UAV với mạng 5G đáp ứng được nhu cầu thực tế và tất yếu cho hệ thống phát điện.

Riêng về phát triển mạng 5G, Trung Quốc có tốc độ phát triển thần tốc. Tính đến cuối tháng 6, Trung Quốc đã xây gần 3 triệu trạm gốc 5G, tăng hơn 600.000 trạm chỉ trong ba tháng vừa qua. Số liệu còn cho thấy nước này đã bỏ xa Mỹ trong cuộc đua kết nối 5G. Để so sánh, Mỹ xây khoảng 100.000 trạm gốc 5G từ năm 2019 đến 2021 .

Tháng 3/2023, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) thông báo kế hoạch đạt 2,9 triệu trạm gốc 5G vào cuối năm. Theo Giám đốc kỹ thuật MIIT – ông Zhao Zhiguo, số trạm gốc 5G hiện nay là 2,937 triệu, bao phủ toàn bộ khu vực đô thị của các tỉnh, huyện, tiếp tục cải thiện phủ sóng cả về độ rộng lẫn độ sâu.

Ông Zhao và một quan chức cấp cao MIIT cho biết, hạ tầng viễn thông nâng cao được mở rộng nhanh chóng đã tăng tốc nâng cấp các ngành công nghiệp trong nước và củng cố cạnh tranh trên toàn cầu. Số lượng trạm gốc 5G quyết định công suất và phủ sóng của mạng lưới. Nó rất quan trọng để kích hoạt ứng dụng, dịch vụ mới, vốn cần kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp như xe tự lái, phẫu thuật từ xa, nhà máy thông minh.

Bên cạnh mạng 5G, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, việc áp dụng UAV vào kiểm tra lưới điện có thể tránh được những hạn chế về địa hình và khu vực, từ đó tiết kiệm chi phí và hiệu quả được cải thiện hơn so với công nghệ cũ.

Công nghệ truyền tải điện thông minh UHV của Trung Quốc không bị hạn chế theo khu vực, có khả năng thích ứng cao, giảm đáng kể chi phí vận hành, bảo trì và có tính bảo mật cao.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm