Ngày này năm xưa 13/9: Ngày Truyền thống Tòa án nhân dân, Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam
Ngày này năm xưa 13/9 là ngày Truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/1945 – 13/9/2023); phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam.
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương và quốc tế; các sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 13/9.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 13/9/2012, Bộ Công Thương có Quyết định 5317/QĐ-BCT về việc điều chỉnh, bổ sung "Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến quốc lộ 1 đến năm 2020, có xét đến năm 2025".
Ngày 13/9/2006, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) có Văn bản 0384/BTM-DM Điều hành hạn ngạch dành cấp visa tự động mặt hàng áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo Cat 341/641; Văn bản 0371/BTM-DM điều hành hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2006 đối với phần nguồn còn lại dành cấp visa tự động của Cat. 342/642.
Ngày 13/9/2006, Quyết định 33/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Ngày này năm xưa 13/9: Ngày Truyền thống Tòa án nhân dân, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam |
Ngày 13/9/2006, Quyết định 34/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn; Quyết định 35/2006/QĐ-BCN 13/9/2006 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18 – TCN – 5 – 2006.
Ngày 13/9/2005, Bộ Thương mại có tiêu chí 0839/TM-XNK xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2005.
Ngày 13/9/2005, Quyết định 1292/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ủy quyền ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh nghiệp tỉnh Lâm Đồng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp khu công nghiệp.
Ngày 13/9/2005, Quyết định 2353/2005/QĐ-BTM của Bộ Thương mại ủy quyền Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai quản lý hoạt động nhập khẩu và thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Ngày 13/9/2004, Quyết định 90/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Bao bì Nhựa Tân Tiến thành Công ty cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến.
Ngày 13/9/2004, Quyết định 89/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Cơ khí Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội.
Ngày 13/9/2004, Bộ Thương mại có Văn bản 4949/TM-XNK về giao hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu; Văn bản 4931/TM-XNK về xuất khẩu hàng dệt may.
Ngày 13/9/2002, Quyết định 36/2002/QĐ-BCN về việc sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định số 29/2002/QĐ-BCN ngày 27/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về chuyển gia công chế biến kim khí Đức Giang thuộc Công ty Kim khí Hà Nội thành Công ty cổ phần thép Thăng Long.
Ngày 13/9/2002, Quyết định 37/2002/QĐ-BCN về việc Ban hành tiêu chuẩn trình độ và năng lực của Giám đốc điều hành Mỏ.
Ngày 13/9/1997, Bộ Công nghiệp ban hành Thông tư 10/1997/TT-BCN hướng dẫn thủ tục trình thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản và lập đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản.
Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 33C về việc thành lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Tòa án nhân dân Việt Nam.
Từ đó đến nay, ngành Tòa án nhân dân đã trải qua những bước phát triển khác nhau, phù hợp mục tiêu phát triển xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Ngày 13/9/2009, Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ nhất. Đại hội diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, với sự tham gia của 450 tài năng trẻ. Với khẩu hiệu “Tài năng trẻ Việt Nam kết nối toàn cầu, dựng xây đất nước”, Đại hội là hoạt động quan trọng nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng và triển khai chiến lược nhân tài quốc gia.
Đại hội cũng là bước khởi đầu đầu để Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện đổi mới và đẩy mạnh công tác tài năng trẻ trong những năm tiếp theo. Đại hội đã ra mắt Hội đồng bảo trợ tài năng trẻ Việt Nam do Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan làm Chủ tịch.
Ngày 13/9/1913, Ngày sinh của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Giáo sư Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông là một trí thức lớn giàu lòng yêu nước, người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Ông đã chế tạo thành công súng bazôka, súng không giật (SKZ) và đạn bay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo các vũ khí đó đã cho phép ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa được Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên và trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 1966 ông được bầu là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ). Ông mất ngày 9/8/1997.
Ngày 13/9/1921, Ngày sinh của Thượng tướng, Đô đốc Hải quân đầu tiên Giáp Văn Cương. Thượng tướng, Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương quê tại xã Bảo Đài, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Ông được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 Huân chương Quân công hạng Nhất... Ngày 7/5/2010, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Năm 2009 thành phố Đà Nẵng đặt tên đường Giáp Văn Cương cho một đường phố tại quận Liên Chiểu. Đô đốc Giáp Văn Cương qua đời ngày 23/3/1990.
Ngày 13/9/2006, Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản.
Sự kiện quốc tế
Ngày 13/9/1985, Nintendo Entertainment System (NES) phát hành Super Mario Bros. tại Nhật Bản, khởi đầu loạt trò chơi platform Super Mario. Trong Super Mario Bros., người chơi điều khiển nhân vật Mario đi qua Vương quốc nấm để cứu Công chúa Peach khỏi tay nhân vật Bowser xấu xa.
Trong hơn hai thập niên, Super Mario Bros. là trò chơi điện tử bán chạy nhất mọi thời đại (trước khi bị truất ngôi bởi Wii Sports cũng của Nintendo năm 2009) và đã bán được hơn 40 triệu bản trên khắp thế giới.
Ngày 13/9/1993, tại Washington, nhà lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine Yasser Arafat và Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin ký “Tuyên bố nguyên tắc” lịch sử, còn gọi là Hiệp định Oslo.
Ngày 13/9/1914, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: Quân Pháp - Anh phát động cuộc tấn công trực diện vào chiến tuyến sông Aisne của quân Đức.
Ngày 13/9/2010, trong báo cáo kinh doanh hàng quý công bố Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đánh giá khu vực Đông Nam Á mặc dù phục hồi kinh tế khiêm tốn, nhưng vẫn có đà tăng trưởng tốt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ngày 13/9/2010, Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) Hamadoun Touré đã cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tranh trên không gian mạng và kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc nhanh chóng thỏa thuận và ký kết hiệp ước an ninh mạng toàn cầu.
Ngày 13/9/1933, Elizabeth McCombs trở thành người phụ nữ đầu tiên đắc cử vào Nghị viện New Zealand.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 13/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Sở Chỉ huy Chiến dịch Biên giới, trực tiếp đến thị sát mặt trận Đông Khê và chỉ thị: “Dù khó khăn đến đâu cũng kiên quyết khắc phục đánh cho kỳ thắng trận đầu”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo trong một phiên họp tại chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu |
Ngày 13/9/1951, Báo Nhân dân, số 25, đăng bài “Để thực hiện 10 điều ghi nhớ của Mặt trận Liên Việt”, trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “10 điều ghi nhớ không phải là những khẩu hiệu để hô cho kêu, dán cho đẹp... Mà muốn cho mọi người làm trọn nhiệm vụ, cán bộ Đảng và chính quyền cần biết lãnh đạo thiết thực và xung phong làm gương mẫu”.
Ngày 13/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm lớp học Chính trị của giáo viên cấp 2 và 3 toàn miền Bắc, với lời căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang”...