GDP toàn cầu đạt 104 nghìn tỷ USD: Phân bổ như thế nào?
Mỹ vẫn là đầu tàu kinh tế trên toàn thế giới, với GDP là 25,3 nghìn tỷ USD, chiếm gần một phần tư nền kinh tế toàn cầu.
Năm 2020, GDP của thế giới là 88 nghìn tỷ USD và lên đến 94 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Hiện tại, theo dự báo mới nhất, IMF dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt gần 104 nghìn tỷ USD theo giá trị danh nghĩa vào cuối năm 2022.
Mặc dù tăng trưởng tiếp tục có xu hướng đi lên nhưng sự phục hồi trong thời kỳ hậu đại dịch dường như không được như mong đợi. Do xung đột, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và lạm phát mà các dự báo kinh tế toàn cầu đang được điều chỉnh giảm xuống.
Tăng trưởng GDP hàng năm toàn cầu cho năm 2022 ban đầu được dự báo là 4,4% vào tháng 1, nhưng sau đó đã được điều chỉnh xuống 3,6%.
20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Mỹ vẫn là đầu tàu kinh tế trên toàn thế giới, với GDP là 25,3 nghìn tỷ USD, chiếm gần một phần tư nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc xếp sau với 19,9 nghìn tỷ USD. Dưới đây là tổng quan về 20 quốc gia hàng đầu về GDP:
Trong khi tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, các dự báo vẫn chỉ ra rằng nước này sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2030, soán ngôi vị dẫn đầu kinh tế thế giới.
Một khu vực cũng dự kiến sẽ tăng trưởng trong tương lai gần là Trung Đông và Bắc Phi. Nhờ giá dầu tăng cao hơn mà Iraq và Ả Rập Xê-út nói riêng đang vươn lên nhanh chóng. Tăng trưởng GDP của khu vực dự kiến khoảng 5% vào năm 2022.
Việt Nam cũng đã lọt top 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới, hiện đang ở vị trí thứ 39 với GDP là 409 tỷ USD.
20 nền kinh tế nhỏ nhất thế giới
Một số nền kinh tế nhỏ nhất thế giới đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi đại dịch, lạm phát và thiếu hụt nguồn cung lương thực do cuộc xung đột ở Ukraine.
Dưới đây là tổng quan về các quốc gia trên toàn thế giới có GDP thấp nhất vào năm 2022:
Một số quốc gia được dự báo sẽ tăng trưởng GDP âm trong năm nay, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Âu.
Lạm phát - lạm phát đình trệ - suy thoái
Trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được điều chỉnh giảm xuống, tình hình thực tế có thể tồi tệ hơn. Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới nói rằng rủi ro lạm phát đình trệ đang gia tăng. Lạm phát đình trệ - chưa từng xảy ra kể từ những năm 1970 - được định nghĩa là một nền kinh tế đang trải qua lạm phát gia tăng kết hợp với kinh tế trì trệ.
Hiện tại, lạm phát tiêu dùng toàn cầu đang được chốt ở mức 7%. Hàng tiêu dùng ngày càng trở nên khó mua và lãi suất đang tăng lên khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới cố gắng kiểm soát tình hình.
Các sự kiện mới đây ở Sri Lanka đã chứng minh, các quốc gia có thu nhập thấp đặc biệt có nguy cơ xảy ra biến động kinh tế.
Nguồn: Tổng hợp
Minh Phương