A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cơ chế khoán chi đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Chính phủ áp dụng cơ chế khoán chi đặc biệt cho xây dựng, thi hành pháp luật, giao quyền và gắn trách nhiệm tài chính với người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới (Chương trình).

Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thể chế hóa và triển khai đầy đủ các nội dung của Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là cơ bản tháo gỡ các "điểm nghẽn" pháp lý; đến năm 2027 hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp; đến năm 2028 hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao vị thế môi trường đầu tư của Việt Nam trong ASEAN.

Chương trình cũng xác định rõ nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện, bảo đảm hệ thống pháp luật dân chủ, đồng bộ, minh bạch, khả thi, tạo nền tảng pháp lý vững chắc phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045.

Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng. Các cơ quan liên quan sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 66-NQ/TW; đồng thời triển khai kế hoạch tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức như báo chí, truyền hình, mạng xã hội, phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Thứ hai, Chính phủ yêu cầu đổi mới tư duy và định hướng lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo và giải phóng nguồn lực phát triển. Pháp luật cần được xây dựng xuất phát từ lợi ích toàn cục, có tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Thứ ba, nhấn mạnh việc tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật. Các cơ quan cần bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán và hiệu quả, đồng thời phát huy vai trò giám sát của tổ chức chính trị - xã hội, thúc đẩy ứng dụng pháp luật trong các lĩnh vực dân sinh quan trọng.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và pháp lý quốc tế. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế, xử lý các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, tổ chức và công dân.

Thứ năm, Chính phủ đề ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật, bao gồm chính sách đặc thù để thu hút chuyên gia, luật sư giỏi vào khu vực công, cũng như duy trì công tác với một số cán bộ có kinh nghiệm sau tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Thứ sáu, tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật. Trọng tâm là xây dựng hạ tầng dữ liệu, triển khai trí tuệ nhân tạo phục vụ pháp luật số, đồng thời phổ biến, giáo dục pháp luật qua các nền tảng số.

Cuối cùng, Chính phủ yêu cầu thực hiện cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Áp dụng hình thức khoán chi theo kết quả, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng pháp luật.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm