A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn Việt Nam trong năm 2022

Năm 2021, xuất khẩu thép đã lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD kim ngạch, có mặt ở nhiều thị trường lớn của hàng hóa nước ta.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): năm 2021, sắn và các sản phẩm từ sắn là một trong số ít mặt hàng nông sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nhờ nhu cầu của Trung Quốc cao.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn Việt Nam trong năm 2022

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,84 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 865,5 triệu USD, giảm 0,8% về lượng nhưng tăng 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 95,8% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước, với 1,76 triệu tấn, trị giá 826,68 triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn sang hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Với sắt lát khô, 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu đạt 780,11 nghìn tấn, trị giá 202,06 triệu USD, tăng 43,4% về lượng và tăng 60,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Sắn lát khô được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 88,6% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của cả nước với 691,24 nghìn tấn, trị giá 172,71 triệu USD, tăng 54,1% về lượng và tăng 74% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn lớn nhất thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Với chính sách “Zero Covid-19”, phía Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ việc giao hàng qua cửa khẩu, khiến tiến độ giao hàng rất chậm.

Năm 2022, dự báo Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn hơn nữa. Đáng chú ý, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã có những quy định mới khắt khe hơn áp dụng đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Trung Quốc không chỉ yêu cầu về bao bì, mẫu mã, mà còn yêu cầu về nội dung hồ sơ...

“Điều này cho thấy việc xuất khẩu vào thị trường này không còn đơn giản như trước kia, buộc doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu lưu ý.

 
Theo Báo Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm