A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thanh Hóa nỗ lực vượt bậc; tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2021

Năm 2021, mặc dù chịu tác động rất lớn từ đại dịch Covid-19 dẫn đến nhiều biến động gây khó khăn lớn đến đời sống xã hội, tuy nhiên kinh tế của tỉnh Thanh Hóa vẫn tăng trưởng khá cao, đứng thứ 5 cả nước, thu ngân sách nhà nước vượt 22% so với dự toán.

Trong những này đầu năm 2022 anh em báo chí trên địa bàn được tiếp xúc và trao đổi với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về sự phát triển vượt bâc của năm 2021trong điều kiện hết sức khó khăn và đại dịch bênh diễn ra. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, ủy viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 ước đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, TP cả nước (sau Quảng Ninh, Hải Phòng, Gia Lai và Ninh Thuận).

Trong đó tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,61 triệu tấn, vượt 4,5% kế hoạch; Dự kiến đến hết năm 2021 có 11 đơn vị cấp huyện, 336 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có thêm 101 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, nâng tổng số sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa lên 169 sản phẩm.

Thanh Hóa nỗ lực vượt bậc; tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2021 đứng thứ 5 toàn quốc. Ảnh Anh Minh.

Sản xuất công nghiệp cơ bản thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 16,93% so với cùng kỳ. Có 19/26 sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ, Thu Ngân sách nhà nước cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 32.420 tỉ đồng, vượt 22% dự toán năm và tăng 3% so với cùng kỳ. Chi ngân sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực, nhất là công tác phòng chống dịch Covid-19. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 137.630 tỉ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Thu hút được 87 dự án đầu tư trực tiếp (8 dự án FDI) với tổng số vốn đầu tư đăng ký 23.878 tỉ đồng và 112,7 triệu USD. Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đạt kết quả tích cực; đến ngày 25-11, giải ngân đạt 8.211,7 tỉ đồng, bằng 89,1% kế hoạch, cao hơn 5% so với cùng kỳ và đứng thứ 2 cả nước.

Về công tác phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tiếp tục được quan tâm thực hiện. Ước năm 2021, Thanh Hóa có khoảng 3.360 doanh nghiệp thành lập mới, vượt 12% so với kế hoạch, có 42 HTX được thành lập mới, nâng tổng số HTX lên 1.157 HTX, đứng thứ 3 cả nước..

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết Năm 2022, là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; với mục tiêu cơ bản là kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng Nhân dân; tập trung phát huy tốt nhất các thời cơ để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Dự báo tình hình thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhận định, năm 2022 có những thuận lợi cơ bản; đặc biệt, ngày 13/11/2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa đã mở ra cơ hội cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới, để sớm trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Bên cạnh đó, những khó khăn, thách thức, nguy cơ cũng không ít, nhất là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi người dân trong tỉnh phải tập trung cao độ, nỗ lực cố gắng ngay từ những giờ đầu, ngày đầu, tháng đầu của năm 2022.

Để thực hiện hiệu quả những mục tiêu đề ra, tỉnh đưa ra 08 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành năm 2022 gồm: 

Tiếp tục chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Trung ương, của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và hướng dẫn của ngành y tế, đặc biệt là Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và một số chỉ đạo khác; thực hiện đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn triệt để nguồn lây từ bên ngoài; tập trung thực hiện khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm, điều trị, xử lý nhanh, triệt để các ổ dịch...

Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trọng tâm là kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; tham mưu ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn và huyện Thọ Xuân; hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch vùng huyện; đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng và quy hoạch chi tiết trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các đề án, cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực để từng bước hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. 

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh Anh MInh.

Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bất cập cho các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; chủ động, tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm,  có quy mô lớn, sau khi hoàn thành sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp lớn cho ngân sách, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. 

Chỉ đạo tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; trọng tâm là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; ưu tiên đầu tư phát triển chính quyền số để dẫn dắt, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số phát triển; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và một số chỉ số khác.

Tập trung chỉ đạo có hiệu quả các giải pháp để tăng tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án; tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022. 

Tăng cường quản lý nhà nước và giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, cử tri quan tâm như: trật tự xây dựng, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, khai thác khoáng sản, quản lý đất đai, nợ đọng BHXH, an ninh trật tự... 

Tiếp tục chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nhất là hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Chỉ đạo tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, tạo môi trường ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để nâng cao ý thức, trách nhiệm và chất lượng tham mưu, giải quyết công việc gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các sở, ngành, địa phương, trước hết là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

Về nhiệm vụ năm 2022, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh, năm 2022 là năm tạo tiền đề thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí cơ bản thống nhất với các dự thảo được trình bày tại Hội nghị; góp ý về chủ đề của năm, đồng chí gợi mở, cần nghiên cứu sửa thành: Năm hành động, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các địa phương cần chủ động, tích cực triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết số 08 ngày 06/12/2021 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 173 ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, các chương trình, kế hoạch công tác với những cơ chế, chính sách, biện pháp mạnh mẽ, phù hợp với thực tế, có tính khả thi cao.  Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2022, bên cạnh các giải pháp đã được UBND tỉnh đề ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các địa phương cần tập trong thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm nhằm tiếp nối và phát huy những thành tích, kết quả đạt được, với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các địa phương  tiếp tục đoàn kết, năng động, sáng tạo cùng với toàn Đảng bộ, cả hệ thống chính trị, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh hoàn thành thắng lợi Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Thay mặt cấp ủy chính quyền và các tổ chức chính trị đoàn thể ban ngành tỉnh Thanh Hóa, Bí thư tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cảm ơn sự đóng góp tích cực nhiệt tình tâm huyết của các cơ quan báo chí ,đăc biệt là các cơ quan báo chí phát thanh truyền hình, điện tử của Trung ương tạo nên thành công của đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa gửi lời kính chúc lãnh đạo, Ban biên tập , cán bộ phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương bước sang năm mới Nhâm Dần 2022 tràn đầy sức khỏe , hạnh phúc và mong góp phần nhiều hơn nữa với đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa thực hiện thắng lợi Nghị quyết 58 của Bộ chính trị./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm kiếm

Tìm kiếm