A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát huy hiệu quả công tác giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ

Năm 2023, định kỳ tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm.

Theo ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, năm 2023 thị trường thế giới được dự báo còn có những biến động, ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Với nhiệm vụ đồng hành tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nói chung, thị trường xuất khẩu nói riêng, công tác xúc tiến thương mại cần sự linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện.

Theo đó, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối giao thương, thâm nhập thị trường xuất nhập khẩu như: Tổ chức hoạt động kết nối giao thương trực tuyến với các thị trường xuất khẩu; tổ chức các chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại cấp vùng và hỗ trợ các hiệp hội ngành hang, doanh nghiệp tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại chuyên ngành lớn ở nước ngoài; đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu ở các cấp độ từ quốc gia đền ngành hàng, sản phẩm; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại.

Phát huy hiệu quả công tác giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ
Tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023

Riêng với Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, ông Vũ Bá Phú nhận định, đây tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm tới.

Trên thực tế, Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam được tổ chức định kỳ kể từ tháng 7/2022 đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương, chuyên gia và cả đại diện nhiều Thương vụ.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Quốc Việt nhìn nhận: Hoạt động giao ban xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, khu vực đang diễn biến rất khó lường như hiện nay. Thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu sẽ nắm bắt được những thông tin về nhu cầu hàng hoá của các thị trường nước ngoài, cũng như những yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường của họ, từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Đặc biệt hơn, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều có những chiến lược mới hậu Covid-19 để phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư… nhằm ứng phó với những bất ổn của nền kinh tế, thông qua các cuộc giao ban doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể cập nhật nhanh thông tin về chiến lược, yêu cầu mới của các thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh việc khẳng định tầm quan trọng, tính cấp thiết của các cuộc giao ban định kỳ, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng: Trong công tác xúc tiến thương mại, vai trò của các Thương vụ Việt Nam ở thị trường nước ngoài là rất quan trọng. Thứ nhất, khai phá thị trường thông qua việc tìm hiểu, phân tích rồi cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp trong nước. Thứ hai, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam khi ra nhập trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh diễn biến thị trường thế giới đang rất phức tạp.

Về phía Thương vụ, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada nhận định: Hội nghị đã tạo lập nền tảng đối thoại và cập nhật thông tin thường kỳ để hệ thống các cơ quan thương vụ ở nước ngoài của Bộ Công Thương sớm nắm vững các chủ trương định hướng và các vấn đề nóng của ngành, để kịp thời tham mưu, dự báo, cung cấp thông tin, kinh nghiệm, cách xử lý của các nước đối tác.

Phát huy hiệu quả công tác giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại đã tạo kênh trao đổi thông tin đa chiều, hiệu quả

Ở chiều ngược lại, thương vụ cũng có cơ hội để thường xuyên trao đổi, hỏi đáp và cập nhật định chiến lược phát triển và nhu cầu của các ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cả nước.

Tại các kỳ tổ chức, đại diện Sở Công Thương của nhiều địa phương như Bình Dương, Bắc Giang… đã đề xuất hỗ trợ tổ chức các sự kiện kết nối cung- cầu, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại nhiều thị trường nước ngoài và được các cơ quan thương vụ nỗ lực đồng hành, hỗ trợ đạt hiệu quả tốt.

Đáng nói, sau mỗi kỳ tổ chức, ý kiến, kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đều được Cục Xúc tiến thương mại tập hợp, gửi cơ quan thương vụ liên quan và được giải đáp nhanh, chính xác.

Có thể nói, các cuộc giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã phát huy tốt vai trò cầu nối. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này, các chuyên gia, đại diện Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã đưa ra nhiều đề xuất.

Cụ thể, bên cạnh việc giao ban thường xuyên, thời gian tới, Bộ Công Thương cần tổ chức những cuộc giao ban đột xuất, theo từng thị trường trọng điểm hay những thị trường xuất hiện những bất thường.

Với tính chất là hội nghị đối thoại và cung cấp thông tin thì đối với mỗi kỳ tổ chức phải chọn ra được chủ đề phù hợp, thời sự và trọng tâm. Ban tổ chức nên triển khai danh mục các chủ đề trước từ 3-6 tháng, dựa theo mối quan tâm của các địa phương, ngành nghề và doanh nghiệp. Cần có các nội dung “đặt hàng” các diễn giả sao cho rõ và trúng vào các khía cạnh mới của chủ đề, đặc biệt yêu cầu phân tích nguyên nhân và giới thiệu được các thông tin hay, cách làm sáng tạo, kinh nghiệm hiệu quả...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm