A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Loạt dự án hạ tầng nằm trong gói giải ngân 4.000 tỉ đồng/tháng của Bộ GTVT để kịp về đích cuối năm 2022

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản gửi các Ban Quản lý dự án (QLDA), chủ đầu tư và đơn vị trực thuộc về việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư những tháng cuối năm 2022.

 

Loạt dự án hạ tầng nằm trong gói giải ngân 4.000 tỉ đồng/tháng của Bộ GTVT để kịp về đích cuối năm 2022

Theo đó, Bộ GTVT chỉ đạo tăng tốc độ giải ngân để kịp thời hoàn thành các dự án trọng điểm: cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ Vành đai 3 Tp.HCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch; kết nối Tây Nguyên; kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía bắc; tuyến tránh QL1A qua Cà Mau; tuyến kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình...

Theo mục tiêu đề ra, trong năm 2022, Bộ GTVT phải giải ngân hơn 50.300 tỉ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao.

Số liệu thống kê của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) cho thấy, đến hết tháng 8/2022, Bộ GTVT giải ngân được 22.195 tỉ đồng, đạt 44,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, gồm 2.638 tỉ đồng vốn nước ngoài (đạt 54,1%) và 19.557 tỉ đồng vốn trong nước (đạt 43%).

Để giải ngân 100% kế hoạch năm của Thủ tướng Chính phủ giao, từ tháng 9 đến cuối năm 2022, Bộ GTVT cần giải ngân khoảng 28.133 tỉ đồng, trung bình mỗi tháng, khối lượng giải ngân khoảng 4.000 tỉ đồng.

Bộ GTVT yêu cầu các địa phương chú trọng các dự án trọng điểm phải hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành trong năm 2022 như: Các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông; cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; các dự án đường sắt cấp bách; Vành đai 3 Tp.HCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch; tuyến nối QL.91 với tuyến tránh Long Xuyên; kết nối Tây Nguyên; kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía bắc; tuyến tránh QL1A qua Cà Mau; tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột; tuyến kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình...

Các Ban QLDA, chủ đầu tư có kết quả giải ngân kế hoạch dưới mức trung bình của cả Bộ làm rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp cụ thể, hiệu quả để đẩy mạnh giải ngân trong các tháng cuối năm 2022.

Phát biểu tại Hội nghị mới đây, Thứ trưởng Bộ KH và Đầu tư Trần Quốc Phương đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương này nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, trên cơ sở đó phải quyết liệt triển khai các giải pháp để cải thiện tình trạng giải ngân của đơn vị mình.

Loạt dự án hạ tầng nằm trong gói giải ngân 4.000 tỉ đồng/tháng của Bộ GTVT để kịp về đích cuối năm 2022 - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Bộ KH&ĐT cũng đề xuất 8 giải pháp triển khai kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm.

Thứ nhất, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải quán triệt nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết liệt triển khai các giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập trung đẩy mạnh giải ngân dự án trọng điểm bảo đảm thủ tục pháp lý, hiệu quả, chất lượng. Yêu cầu các bộ, địa phương tập trung giải ngân toàn bộ số vốn được giao, không đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2022 vì hiện nay không có đơn vị nào đề nghị bổ sung vốn năm 2022 nên không thể thực hiện điều chỉnh theo quy định của Luật Đầu tư công.

Thứ hai, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế theo nhiệm vụ được giao, bảo đảm yêu cầu về thời hạn, chất lượng, khả thi theo quy định tại Nghị quyết số 124/NQ-CP.

Thứ ba, thực hiện nghiêm pháp luật về đầu tư công, đẩy nhanh và nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án. Kiên quyết siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, hậu kiểm, xử lý nghiêm vi phạm.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư công như thẩm định dự án đầu tư có cấu phần xây dựng, triển khai kiểm soát chi vốn trong nước và đơn rút vốn của các nhà tài trợ.

Thứ năm, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (trước tháng 11/2022 theo Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ); rà soát ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp, sắp xếp thứ tự ưu tiên khởi công mới các dự án trong năm 2023 bảo đảm tính khả thi về thủ tục đầu tư và giải ngân, hoàn thành một số dự án trọng điểm, tạo động lực mới phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương.

Thứ sáu, yêu cầu 4 cơ quan chủ dự án, nội dung thành phần thuộc 2 Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ, giải pháp hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai một số nội dung, dự án thuộc thẩm quyền được giao.

Thứ bảy, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là trong việc tham gia ý kiến về các nội dung liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư công (phân bổ, điều chỉnh, giao kế hoạch đầu tư công,...). Các ý kiến tham gia bảo đảm yêu cầu về chất lượng, yêu cầu về tiến độ để công tác quản lý kế hoạch đầu tư công được kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Cuối cùng, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục đầu tư, nâng cao tính khả thi của các dự án để có thể triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2023, tích cực giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, không để chậm trễ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm