A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bình Dương từng bước định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

Bình Dương định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn 2050, nhằm từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đô thị hiện đại, bền vững và thông minh, tạo nền tảng phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai.

Phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

Đối với ngành công nghiệp, luôn chú trọng vào hiện đại hóa các ngành hiện hữu, tăng tỷ lệ nội địa hóa ở các ngành công nghiệp hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như: máy móc, thiết bị công nghiệp; thiết bị điện tử viễn thông; điều khiển từ xa; thiết bị vi mạch tích hợp, chip điện tử, vật liệu mới, ứng dụng công nghệ cao; đưa ngành công nghiệp chế biến chế tạo trở thành trụ cột chính trong nền kinh tế.

Đối với ngành dịch vụ, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, du lịch là một phần không thể các ngành kinh tế quan trọng khi đưa Bình Dương trở thành điểm đến du lịch sáng Vùng Đông Nam Bộ gắn với thương hiệu “Trải nghiệm và cảm nhận”, góp phần xây dựng Bình Dương trở thành thành phố sáng tạo, đa dạng màu sắc.

Ngành công nghiệp đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
Ngành công nghiệp đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.

Đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, duy trì nền nông nghiệp sinh thái xanh, sạch, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, lấy người nông dân làm chủ thể, trung tâm, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện các phương án chuyển đổi một phần diện tích trồng cây cao su có năng suất thấp sang mục đích mang giá trị kinh tế cao tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Khuyến khích nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái.

Lĩnh vực phát triển giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp từng bước tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng, nâng cao tay nghề. Phát triển hệ thống giáo dục hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, theo phương châm tất cả học sinh đều được đến trường với chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn.

Lĩnh vực phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe, trang bị hệ thống y tế hiện đại, đồng bộ, đồng đều, cân đối giữa y tế dự phòng và y tế điều trị, chú trọng y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chuyên môn. Hình thành nên hệ thống trung tâm kiểm soát dịch bệnh đồng bộ ở tất cả các cấp và kết nối với mạng lưới kiểm soát bệnh tật quốc gia.

Về lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng cường xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và xây dựng đô thị thông minh để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Lĩnh vực phát triển đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục, chuyển đổi số, cung cấp nước sạch thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Lĩnh vực văn hóa, thể thao, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Dự kiến đến năm 2030, mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao của tỉnh được đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở vật chất, mang tầm vóc của đô thị loại I, hiện đại, văn minh của cả nước. Bình Dương trở thành thành phố sáng tạo trong mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO và là một trong những Trung tâm thể thao mạnh của cả nước.

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững an ninh chính trị, đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội phạm và vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự xã hội.

Tổ chức không gian hoạt động kinh tế - xã hội

Không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương tổ chức theo mô hình vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo, gồm: 1 trục phát triển; 2 hành lang sinh thái; 3 vành đai liên kết; 4 trung tâm động lực; 5 phân vùng phát triển, như sau:

1 trục phát triển là trục đổi mới sáng tạo, lấy Quốc lộ 13, đường Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn; cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên - Bàu Bàng… làm trục liên kết, phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ theo từng phân đoạn.

2 hành lang sinh thái (gồm hành lang sinh thái phía Đông gắn với sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với sông Sài Gòn, Hồ Dầu Tiếng) phát triển nông nghiệp sinh thái và các hoạt động xanh bền vững, đảm bảo cân bằng môi trường trong quá trình đô thị hóa.

Tuyến đường kết nối giao thông và phát triển kinh tế giữa Bình Dương với các tỉnh lân cận.
Tuyến đường kết nối giao thông và phát triển kinh tế giữa Bình Dương với các tỉnh lân cận.

3 vành đai liên kết: Phát triển mở rộng không gian đô thị, chức năng và khung hạ tầng gắn với 3 vành đai (gồm: Vành đai 3; Vành đai 4; Vành đai 5 của vùng Thành phố Hồ Chí Minh). Mở rộng các tuyến giao thông kết nối với các địa phương lân cận để mở ra các không gian phát triển mới cho Bình Dương như đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, và một số tuyến đường quan trọng khác…

4 trung tâm động lực: Trung tâm sáng tạo thành phố mới Bình Dương; HUB Dĩ An; khu phức hợp Bàu Bàng; trung tâm văn hóa Thủ Dầu Một với vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế và xã hội.

5 phân vùng phát triển: Gồm (1) Vùng đô thị phía Nam (thành phố Thuận An và thành phố Dĩ An); (2) Vùng đô thị công nghiệp dịch vụ (thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Bến Cát, thành phố Tân Uyên); (3) Vùng đô thị Bàu Bàng; (4) Vùng Đông Bắc (huyện Bắc Tân Uyên và huyện Phú Giáo); (5) Vùng Tây Bắc (huyện Dầu Tiếng).

Những mô hình trên góp phần đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững, và sáng tạo cho Bình Dương trong giai đoạn tới.

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm