Mỹ ngán ngẩm vì châu Âu không dứt được bầu sữa khí đốt
Hãng tin Mỹ Bloomberg đã có bài viết than thở về việc Washington không thể làm giảm sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào khí đốt của Nga.
Mới đây, các nhà phân tích của hãng tin Mỹ Bloomberg đã tuyên bố rằng, Liên minh châu Âu không thể từ chối khí đốt hóa lỏng (LNG) của Nga.
Thậm chí là trong tháng 7, Liên bang Nga gần như đã bắt kịp Hoa Kỳ về khối lượng cung cấp nhiên liệu xanh theo đường hàng hải cho các nước EU.
Ấn phẩm nêu rõ nguyên nhân khiến tỷ lệ LNG gần như ngang bằng trên thị trường châu Âu là do nguồn cung từ Mỹ giảm đi.
Điều này xuất phát từ việc các gã khổng lồ khí đốt của Mỹ quan tâm đầu tiên đến lợi nhuận nên họ chọn những thị trường có giá nguyên liệu thô cao nhất, mà đó không phải là châu Âu.
Sự thay đổi đáng kể này minh họa rằng, các chủ hàng khí tự nhiên hóa lỏng của Hoa Kỳ sẽ luôn chọn khu vực có mức giá cao hơn, ví dụ như châu Á, để định tuyến cho các tàu chở LNG của họ.
Hãng tin Bloomberg nêu rõ, khí hóa lỏng vận chuyển đường biển của Mỹ thường không có hạn chế về mục đích sử dụng. Khi thời tiết nắng nóng thúc đẩy nhu cầu lên cao ở châu Á, nhiều chuyến tàu LNG được vận chuyển đến đó đạt đỉnh cao hơn nhất trong mọi tháng, kể từ năm 2021 đến nay.
Một số tàu chở khí đốt từ Hoa Kỳ hướng đến Ai Cập, bởi quốc gia này thường đưa ra mức giá cao hơn mức giá mà châu Âu sẵn sàng trả.
Ấn phẩm Mỹ lo ngại rằng, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục cho đến đầu mùa đông, giá khí đốt ở châu Âu chắc chắn sẽ tăng rất cao trong bối cảnh nhu cầu đạt đỉnh, dẫn đến việc các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ phải tăng cường nhập khẩu LNG của Nga, từ đó làm tăng thêm thu nhập của Moscow.
Bloomberg kết luận rằng, mục đích chính trị của Mỹ không thể thay thế cho lợi nhuận chảy vào túi các nhà tư bản, Washington không thể ép các đồng minh bán khí đốt với giá rẻ hơn cho các đồng minh châu Âu, dẫn đến việc họ bắt buộc phải mua khí đốt của Nga với giá rẻ hơn, do chi phí vận chuyển thấp hơn.
Tình hình hiện nay cho thấy châu Âu khó từ bỏ nguồn năng lượng của Nga đến mức nào, bất kể là các chính khách hai bên bờ Đại Tây Dương có đưa ra bao nhiêu lời kêu gọi về việc từ bỏ nhiên liệu của Nga.