A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bác sĩ giải đáp câu hỏi: 'Ăn khoai lang mỗi ngày giúp hạ hay tăng đường huyết?'

Mặc dù khoai lang rất bổ dưỡng nhưng vẫn chứa hàm lượng đường cao, có người cho rằng ăn khoai lang có thể hạ đường huyết, có người lại cho rằng ăn khoai lang có thể làm tăng đường huyết, vậy rốt cục đâu mới là đáp án đúng?

Khoai lang là loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Đối với người xưa, khoai lang không khác nào một loại lương thực cứu đói. Bởi chúng cho năng suất rất cao, lại là món ăn có thể no lâu.

Cho dù hiện nay điều kiện sống của con người đã có nhiều cải thiện, nhưng khoai lang vẫn là thực phẩm không thể bỏ qua. Chúng rất giàu canxi, phốt pho, kẽm, có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu, thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, khoai lang còn rất giàu chất xơ, có tác dụng điều hòa tiêu hóa đường ruột rất tốt.

Bác sĩ giải đáp câu hỏi: Ăn khoai lang mỗi ngày giúp hạ hay tăng đường huyết? - Ảnh 1.

 

Mặc dù khoai lang rất bổ dưỡng nhưng vẫn chứa hàm lượng đường cao, có người cho rằng ăn khoai lang có thể hạ đường huyết, có người lại cho rằng ăn khoai lang có thể làm tăng đường huyết, vậy rốt cục đâu mới là đáp án đúng?

Ăn khoai lang mỗi ngày hạ đường huyết hay tăng đường huyết? Bác sĩ giải đáp!

Chen Zhifeng, Giám đốc Khoa Nội tiết của Bệnh viện Liên kết thứ tư của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho biết: Chỉ số đường huyết của khoai lang luộc là 76.7, tức là thuộc nhóm thực phẩm GI cao.

Tuy nhiên, hàm lượng calo trong khoai lang tương đối thấp, đồng thời giàu pectin, chất xơ vì thế có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và chất béo vào cơ thể. Nhìn chung, ăn khoai lang một cách điều độ sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

Bác sĩ giải đáp câu hỏi: Ăn khoai lang mỗi ngày giúp hạ hay tăng đường huyết? - Ảnh 2.

 

Bác sĩ khuyên không nên ăn cơm ngay sau khi ăn khoai lang vì dễ dẫn đến tình trạng hấp thụ quá nhiều đường. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoai lang khi đường huyết đang giữ ở mức ổn định nhưng sau khi ăn cần giảm tải cơm, bún, mì...

Khoai lang tốt nhưng đừng phạm phải sai lầm này khi ăn

1. Ăn khoai lang khi bụng đói

Đang đói thì không nên ăn khoai lang vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc hoặc nướng khoai thật chín để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

2. Ăn khoai lang kết hợp với chuối

Nghiên cứu cho thấy chuối là loại quả có chứa thiamine, melatonin, vitamin C, B6 và các chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe mắt... Thế nhưng, chuối lại không phù hợp để kết hợp cùng khoai lang.

Ăn chuối trong vòng 1 giờ sau khi ăn khoai lang sẽ khiến bạn bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính. Nếu muốn ăn chuối, tốt nhất nên ăn trước hoặc sau 4 tiếng ăn khoai lang.

Bác sĩ giải đáp câu hỏi: Ăn khoai lang mỗi ngày giúp hạ hay tăng đường huyết? - Ảnh 3.

 

3. Ăn khoai lang sống

Khoai lang nên được làm chín trước khi ăn, bởi nếu ăn sống thì sẽ rất khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn. Ngoài ra, nếu thích ăn khoai lang, bạn cũng phải chú ý đến liều lượng vì đây là thực phẩm nhiều tinh bột, ăn nhiều dễ gây khó chịu như đầy bụng, ợ chua, nấc cụt. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1-2 củ khoai lang tương đương với khoảng 300g mỗi ngày.

4. Ăn khoai lang vào bữa tối

Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người cao tuổi sẽ đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ. Do củ khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi bụng rỗng sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín kỹ.


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Tìm kiếm

Tìm kiếm